Lo dịch bệnh lan rộng, người chăn nuôi bán tháo heo. Giá sắn giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thấp. Xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 1,1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su tăng tới 98% về giá trị.
Tít: Lo dịch bệnh lan rộng, người chăn nuôi bán tháo heo
Sapo: Lo dịch bệnh lan rộng, người chăn nuôi bán tháo heo. Giá sắn giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thấp. Xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 1,1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su tăng tới 98% về giá trị.
LO DỊCH BỆNH LAN RỘNG, NGƯỜI CHĂN NUÔI BÁN THÁO HEO
Quỳnh Anh khai thác
Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, do tình hình dịch tả heo châu Phi diễn biến phức tạp, hiện không riêng Đồng Nai mà các địa phương có chănnuôi đều bị giảm tổng đàn, cùng với đó, người dân đang phải bán heo với giá rẻ để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Heo đạt trọng lượng lý tưởng từ 95kg - 1,3 tạ có giá 60.000 đồng/kg, heo dưới 90kg giá 45.000 đồng/kg, heo dưới 70kg giá 30.000 đồng/kg, heo chưa đủ tuổi dưới 50kg chỉ còn 17.000 đồng/kg. Đây được coi là giải pháp tình thế của người chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh.
GIÁ SẮN GIẢM MẠNH DO NHU CẦU TIÊU THỤ THẤP
Quỳnh Anh khai thác
Bộ NN-PTNT cho biết, do nhu cầu thị trường giảm mạnh nên giá sắn giảm lát xuất khẩu trong năm nay thường xuyên ở mức thấp. Những ngày đầu tháng 11, giá thu mua sắn củ nguyên liệu tại một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động ở mức 1.900-2.300 đồng/kg, giảm 100-300 đồng/kg so với đầu tháng 10. Cùng chung xu hướng giảm, giá sắn lát xuất khẩu đi Trung Quốc chỉ đạt 245 USD/tấn. Trong khi đó, giá sắn lát xuất khẩu năm 2023 đạt bình quân 282 USD/tấn. Nguyên do giá ngô thấp nên các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tăng tỷ lệ sử dụng ngô thay cho sắn lát. Không chỉ với sắn lát, trong 2 tháng qua, nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn của Trung Quốc cũng giảm mạnh và đang tác động tới giá sắn Việt Nam. Hiện đã vào mùa thu hoạch sắn, sản lượng sắn về các nhà máy nhiều hơn, nên áp lực giảm giá cũng cao hơn.
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU THU VỀ HƠN 1,1 TỶ USD
Quỳnh Anh khai thác
Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch đạt 120,2 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu hạt tiêu tăng 7,9% so với tháng trước, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng của năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 219.387 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng đến 48% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam sau 10 tháng, chiếm 28,5% đạt 62.553 tấn, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng:
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM THÁNG 10/2024
Khối lượng: 18.493 tấn
Kim ngạch: 120,2 triệu USD
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU 10 THÁNG 2024
Khối lượng: 219.387 tấn
Kim ngạch: hơn 1,1 tỷ USD
XUẤT KHẨU CAO SU TĂNG TỚI 98% VỀ GIÁ TRỊ
Quỳnh Anh khai thác
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý III năm nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 589,71 nghìn tấn, trị giá 988,44 triệu USD, tăng 89,3% về lượng và tăng 98% về giá trị so với quý II, tuy nhiên, so với quý III năm ngoái vẫn giảm 7,2% về lượng, tăng 19,7% về giá trị.
Mặc dù sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm đáng kể, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhờ giá xuất khẩu thời gian qua luôn ở mức cao. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu cao su nước ta năm 2024 dự báo đạt 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Từ đầu năm đến nay, thị trường cao su vẫn bị chi phối bởi kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn lạc quan, căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, trong khi nhu cầu của Trung Quốc chậm lại. Tuy nhiên, giá cao su đã tăng đáng kể do nguồn cung khan hiếm bởi ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.