Khai mạc tuần lễ xoài và nông sản Sơn La tại Hà Nội. Lúa ma xâm nhiễm trên 1.800ha vụ đông xuân. Nông dân lãi lớn từ giống dứa Queen. Khoa học công nghệ đóng góp 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
KHAI MẠC TUẦN LỄ XOÀI VÀ NÔNG SẢN SƠN LA TẠI HÀ NỘI
Sáng 29/6, “Tuần lễ Xoài và nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Siêu thị Big C – Thăng Long” do UBND tỉnh Sơn La phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức đã chính thức được khai mạc. Tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến hết ngày 3/7 với sự tham gia của 15 doanh nghiệp, Hợp tác xã, với 24 gian hàng, chia thành: Nhóm sản phẩm quả tươi, nhóm rau củ quả; nhóm thực phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc xuất xứ tại Sơn La. Ban tổ chức sẽ trung bày, quảng bá, giới thiệu đến người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận các mặt hàng nông sản an toàn của tỉnh Sơn La đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận ATTP, GolbalGAP như: Xoài, Nhãn, Bơ, Ối, Cải bắp Mộc Châu, Bí xanh Mộc Châu... Với mục tiêu đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La vào thị trường Hà Nội, từ đó kết nối với các thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân.
LÚA MA GÂY THIỆT HẠI TRÊN 1.800HA
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết vụ đông xuân vừa qua lúa ma đã lan rộng ra nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Hồng với tổng diện tích bị thiệt hại gần 1.800 ha. Riêng tại Nam Định, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật cho biết diện tích nhiễm lúa ma là 303 ha, trong đó nhiễm nặng 29,5 ha, mất trắng 4,5 ha, gấp hai lần so với vụ trước. Tại Hà Nam, lúa ma xuất hiện khoảng 5 năm nay, phát triển mạnh trong 3 năm. Vụ vừa qua, toàn tỉnh có gần 220 ha bị nhiễm, một số diện tích thất thu hoàn toàn. Trong đó, huyện Thanh Liêm bị nặng nhất với 107 ha. Viện Bảo vệ thực vật khuyến cáo, để hạn chế lúa ma phát triển cần sử dụng hạt giống sạch, luân canh lúa với cây trồng khác như đậu tương, cấy theo hàng thay vì gieo sạ giúp dễ nhận biết khi mọc để nhổ bỏ. Nông dân cần làm đất sớm sau khi thu hoạch để lúa ma nảy mầm rồi nhổ bỏ...
NÔNG DÂN LÃI LỚN TỪ GIỐNG DỨA QUEEN
Mô hình trồng dứa Queen với 7 ha tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trong đó, bản Nong Vai có 5 ha, bản Cát có 2 ha. Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Thuận Châu đã phối hợp với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khảo sát vùng trồng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân về quy trình trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ theo quy định. Sau 1 năm, 2 ha dứa cây dứa đã cho thu hoạch đồng bộ với sản lượng 25-30 tấn quả/ha, các quả đạt trung bình trên 0,5-1,0 kg/quả, trừ chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Đối với diện tích 5 ha tại bản Nong Vai, hiện nay dứa đang bắt đầu ra hoa, dự kiến cho thu hoạch trong tháng 10 năm nay. Đại diện công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết, tất cả dứa của bà con đều được công ty thu mua và vận chuyển về nhà máy tại Ninh Bình để chế biến. Đến tháng 7 khi nhà máy chế biến của công ty tại xã Hát Lót, Huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La đi vào hoạt động thì sẽ đưa về chế biến để giảm thiểu giá thành vận chuyển.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÓNG GÓP 30% GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Để các nghiên cứu khoa học công nghệ về nông nghiệp rộng đường đến với thực tế, bà Lan cho rằng, nghiên cứu khoa học công nghệ cần hướng tới tạo ra những sản phẩm công nghệ nguồn, sản phẩm phục vụ cho các địa phương, người dân ứng dụng.
Báo cáo kết quả ngành 6 tháng đầu năm 2022, Bộ NN-PTNT cũng chỉ rõ, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ và nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn cần gắn theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm.