Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.
Đảm bảo an toàn cho sản xuất và sinh hoạt vùng hạn mặn
Nằm trên vùng đất trũng phèn, nhiều năm qua xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là một trong những khu vực “đón” nước mặn đầu tiên.
Trải qua thời gian dài sản xuất nông nghiệp trước thách thức của thiên tai, bà con nơi đây đã có những kinh nghiệm né mặn cũng như giải pháp thích ứng tốt để không bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn.
Anh NGUYỄN CHẾ PHONG - Ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “Nhờ nhà nước hỗ trợ làm cống nên ít bị xâm nhập mặn, tôi và và bà con đều có nước máy xài nên không nahr hưởng gì hết”
Ông NGÔ VĂN LÉO - Ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “Chính quyền địa phương đóng cống, mình bảo vệ vườn của mình bằng cách đóng cống nhỏ vào đất của mình thì hạn mặn kiểm soát được”.
Mùa hạn mặn 2024, hàng tuần, vào ngày thứ ba, thứ bảy, canh nước ròng, ngành chức năng xã Hỏa Tiến sẽ mở cống cho ghe, tàu ra, sau đó đóng cống lại. Nông dân trong vùng từ đó chủ động việc lấy nước, tích trữ trong kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất.
Theo thống kê, TP Vị Thanh hiện có 120 cống hở và cống ngầm. Với những khu vực có nồng độ mặn vượt mức 2‰, ngành chức năng đã tiến hành đóng các cống nhằm ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng tránh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.
Đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa ghị nhận thiệt hại do xâm hập mặn gây ra.
Bà TRẦN THỊ HOA PHƯỢNG - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “Hiện tại sản xuất nông nghiệp đến thời điểm này chưa ảnh hưởng vì chúng ta đã có kế hoạch ứng phó ngay từ đầu vụ. Chúng ta đã xuống các cống, đập thời vụ tuyên truyền vận động người dân lấy nước những lúc hạn mặn thấp để lấy vào đồng”.
Ông TRẦN THANH TOÀN - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang: “Theo khảo sát của ngành chuyên môn, nồng độ mặn đang tăng lên cao theo triều cường. Dự báo trong thời gian tới nồng độ mặn sẽ diễn biến phức tạp và theo dự báo của các nhà chuyên môn kịch bản của năm 2024 tương đương với năm 2015 – 2016. Qua kiểm tra thực tế tới nay công tác vận hành của các hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Hậu Giang phục vụ tốt công tác sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân”.
Tỉnh Hậu Giang xác định, 3 vùng đang bị ảnh hưởng do hạn, mặn là các xã ngoại thành nằm tiếp giáp với sông Cái Lớn như Hỏa Tiến, Tiến Tiến, Hỏa Lựu của TP Vị Thanh. Xã Lương Tâm, Lương Nghĩa thuộc huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành, TP Ngã Bảy bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ triều biển tây. Trong đó, gay gắt nhất khả năng xảy ra tại huyện Long Mỹ, nguy cơ 240ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng.
Ông NGÔ MINH LONG – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: “Hiện nay tình hình hạn mặn gay gắt UBND trỉnh đã ban hành kế hoạch, Bộ NN-PTNT cũng có văn bản chỉ đạo quyết tâm phòng chống hạn mặn đén sớm. Chúng tôi thường xuyên cho cán bộ đo thong số để kịp thời thông báo cho người dân đẻ chủ động ứng phó hạn mặn”
Ông TRƯƠNG CẢNH TUYÊN – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang: ““Để chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Qua các đợt kiểm tra theo thực tế trên tinh thần đó tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành. Đặc biệt là Sở NN-PTNT cũng như Chi cục Thủy lợi để có những thông tin kịp thời đến người dân và chính quyền cơ sở. Làm sao có những thông tin sớm nhất, kịp thời nhất, chủ động, trên tinh thần hạn chế tối đa thiệt hại do xâm nhập mặn”.”
Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi, cập nhập thông tin tình hình hạn, mặn để có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, trước khi lấy nước vào đồng ruộng, bơm tưới cho cây trồng phải kiểm tra kỹ nguồn nước, tuyệt đối không lấy nước khi độ mặn vượt quá 2‰.