Việt Nam muốn khẳng định thương hiệu 'Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững' trên trường quốc tế, góp thêm tiếng nói trong nỗ lực chung hướng tới việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững để 'Không ai bị bỏ lại phía sau: Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt hơn'.
Xung đột chính trị, biến đổi khí hậu và những bất ổn về kinh tế toàn cầu đã và đang gây thiệt hại nặng nề về sức khỏe, an sinh xã hội ở quy mô toàn cầu.minh bạch, trách nhiệm, bền vững
Theo báo cáo của FAO, nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng. Số người bị ảnh hưởng lên tới 828 triệu người vào năm 2021 – tăng khoảng 46 triệu người so với năm 2020 và 150 triệu người so với năm 2019.
Hiện có đến 3,1 tỷ người vẫn không có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh, khoảng 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, chậm phát triển hoặc thừa cân, béo phì.
Bằng những kế hoạch đồng bộ, tích cực, tập trung vào quản trị, hợp tác toàn diện, lồng ghép chính sách và các phương tiện thực hiện, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 sẽ là bước tiến quan trọng trong quá trình hướng tới rà soát, đánh giá năm 2023minh bạch, trách nhiệm, bền vững, cũng như củng cố động lực cho việc chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm được Liên hợp quốc triển khai xuyên suốt thời gian qua.
Đây cũng là dịp để Việt Nam chia sẻ với các bạn bè quốc tế về “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại QĐ số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023.
Đồng thời, Việt Nam muốn khẳng định thương hiệu “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững” trên trường quốc tế, góp thêm tiếng nói trong nỗ lực chung hướng tới việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững để “Không ai bị bỏ lại phía sau: Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt hơn”.