Thị trường nhiều biến động, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng, giá sản phẩm chăn nuôi lên xuống thất thường… đặt ra cho ngành chăn nuôi phải đối mặt trong tình hình mới.
Ngành chăn nuôi đối diện nhiều thách thức trong tình hình mới
Phát triển chăn nuôi trong tình hình mới gặp khá nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, xung đột giữa các nước trên thế giới khiến sức tiêu thụ giảm. Đơn hàng của các nước giảm do vậy số lượng công nhân phải nghỉ việc cũng tương đối lớn. Những vấn đề này khiến các chuỗi cung ứng vật tư đầu vào tăng cao là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Là đất nước có đường biên giới khá dài, ngành chăn nuôi nhiều nơi còn nhỏ lẻ, mang tính mùa vụ… do đó nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến nguồn lây dịch bệnh rất nhanh. Tiếp đến nếu không giải quyết được vấn đề an toàn dịch bệnh một cách cơ bản thì những dịp như chuyển mùa, dịp Tết Nguyên các địa phương sẽ không thể chủ động được công tác phòng chống dịch.
Tại tỉnh Hà Giang, đến nay tổng đàn gia súc đạt trên 1 triệu con, gia cầm trên 6,27 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước cả năm 2022 đạt hơn 58.700 tấn; đàn ong có hơn 63.800 tổ, sản lượng mật ong đạt 438,9 tấn. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp năm 2022 ước đạt 32%; tổng giá trị chăn nuôi thu được năm 2022 ước đạt trên 4.000 tỷ đồng.
Trước những khó khăn chung của tình hình trong nước và thế giới, ngành chăn nuôi của Hà Giang cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi ngành NN-PTNT địa phương này cần có những giải pháp và bước đi phù hợp.