| Hotline: 0983.970.780

Những bài học xương máu trong phòng chống đói rét cho trâu bò

Thứ Hai 26/12/2022 , 13:33 (GMT+7)

Những năm gần đây, số lượng trâu bò chết rét đã giảm rất nhiều. Đây là tiến bộ lớn trong công tác phòng chống đói rét của các hộ chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các loại thức ăn thô, xanh, ủ chua cũng như thức ăn tinh; củng cố chuồng trại trước khi bước vào vụ đông.

Các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các loại thức ăn thô, xanh, ủ chua cũng như thức ăn tinh; củng cố chuồng trại trước khi bước vào vụ đông.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ xảy ra những đợt rét đậm, rét hại, qua đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn ảnh hưởng đến cả vật nuôi.

Trước tình hình đó, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã ban hành Công văn số 845 ngày 19/10/2022 gửi các Sở NN-PTNT cũng như các Chi cục Chăn nuôi và Thú y của 63 tỉnh thành để đẩy nhanh việc lập kế hoạch cũng như chương trình phòng chống đói rét, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các hộ chăn nuôi để có sự chuẩn bị tốt nhất cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn trâu bò tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cụ thể, theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các loại thức ăn thô, xanh, ủ chua cũng như thức ăn tinh; củng cố chuồng trại trước khi bước vào vụ đông; quan trọng hơn nữa, trước khi vào vụ đông, các hộ chăn nuôi phải tiêm phòng, tẩy giun sán đầy đủ cho vật nuôi để vật nuôi có sức khỏe tốt.

“Những hộ mà đàn vật nuôi có con bê, nghé non phải có biện pháp cụ thể. Đối với trâu bò già, bà con nên chủ động bán trước khi vào vụ đông. Qua đó có nguồn lực để đầu tư cho hoạt động chăn nuôi cũng như sinh hoạt gia đình”, ông Tống Xuân Chinh kiến nghị.

Đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, quá trình chuyển đổi nhận thức và hành vi của người chăn nuôi liên quan đến vấn đề phòng chống đối rét cho đàn vật nuôi thời gian qua đã được thể hiện ở những hành động của cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như sự chuẩn bị của người chăn nuôi.

Trước đó, lịch sử từng chứng kiến hơn 200.000 con trâu bò bị chết rét vào năm 2008. Năm 2011, cũng có tới 110.000 con trâu bò bị chết rét. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng trâu bò chết rét đã giảm rất nhiều. Đây là tiến bộ lớn trong công tác phòng chống đói rét của các hộ chăn nuôi.

Thời gian qua, vấn đề chống đói rét cho trâu bò đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người chăn nuôi.

Thời gian qua, vấn đề chống đói rét cho trâu bò đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người chăn nuôi.

“Nhìn chung, đàn trâu bò là những con vật chịu nhiều rủi ro nhất của biến đổi khí hậu nói chung và các đợt rét đậm, rét hại nói riêng. Trong khi đó đàn vật nuôi có giá trị lớn với người dân nên thời gian qua, vấn đề chống đói rét cho trâu bò đã nhận được sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người chăn nuôi, từ đó thực hiện tốt những hướng dẫn kỹ thuật về phòng chống đói rét. Qua nhiều năm, bà con đã tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm do đó, kết quả trong phòng chống đói rét cho vật nuôi đã có chuyển biến tích cực hơn”, ông Tống Xuân Chinh bày tỏ.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi chia sẻ, qua kiểm tra thực tế, bà con tại các địa phương cơ bản có sự chuẩn bị theo các bước mà cơ quan chức năng hướng dẫn. Hiện nay, đã có 20 tỉnh phê duyệt kế hoạch về phòng chống đói rét, chuẩn bị cả nguồn nhân lực, kinh phí để tổ chức các đoàn công tác kiểm tra chống đói rét, đặc biệt là vấn đề củng cố chuồng trại, chuẩn bị các loại thức ăn, chuẩn bị những biện pháp sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các đợt rét đậm, rét hại.

Một trong những biện pháp hữu hiệu trong phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi là chủ động nguồn thức ăn dinh dưỡng. Do biết thức ăn thô xanh sẽ trở lên khan hiếm vào mùa đông do bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp, sương muối nên bà con đã chủ động trồng các loại cỏ và cây thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô sinh khối để ủ chua từ trước khi vào mùa lạnh.

“Ngoài ra, bà con cũng đã chủ động chuẩn bị nguồn thức ăn thô khô cho vật nuôi. Tại khu vực miền núi phía Bắc hay Đồng bằng sông Hồng, bà con đã chủ động nguồn thức ăn tinh như bột sắn, bột ngô, bột cám… dùng để nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi vào những ngày giá rét. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý, khi cho gia súc ăn thức ăn tinh, không được để khối lượng thức ăn vượt quá 1% khối lượng của vật nuôi, tránh để xảy ra hiện tượng đầy hơi”, ông Chinh lưu ý.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.