Ngành gỗ trước nguy cơ thiếu nguồn cung. Tiềm ẩn dịch bệnh trên cá tra. Xuất khẩu hạt tiêu tăng 61% về giá trị. Gia tăng thị phần cà phê tại EU nhờ sản phẩm chế biến.
NGÀNH GỖ TRƯỚC NGUY CƠ THIẾU NGUỒN CUNG
Nga hiện là nguồn cung gỗ xẻ lớn nhất trên thế giới. Ước tính mỗi năm, lượng ngành gỗ khai thác của xứ sở bạch dương khoảng 200 triệu m3, tương đương 10% lượng cung toàn cầu. Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam - VIFOREST: Cả về khía cạnh cung nguyên liệu và tiêu thụ đầu ra sản phẩm, Nga chưa phải là thị trường quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, lượng cung ngành gỗ nguyên liệu từ quốc gia này nếu bị co hẹp hoặc thậm chí mất đi trong tương lai sẽ làm thiếu hụt nguồn cung trên quy mô toàn cầu. Tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bao gồm cả Việt Nam, và đẩy giá gỗ nhập khẩu tăng cao. Nhìn ở góc độ tích cực, VIFOREST cho rằng, nguồn cung từ Nga thiếu hụt có thể hình thành các nhu cầu mới về các loài ngành gỗ thay thế. Trong đó, nguồn gỗ keo rừng trồng của Việt Nam có thể trở thành một trong những nguồn gỗ thay thế. Trong năm vừa qua, nước ta nhập khẩu gỗ từ xứ sở bạch dương đạt khoảng 55 triệu USD, tương đương 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Trong năm 2021, diện tích thả nuôi cá tra phát sinh đạt 5.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2020, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, giá cá tra cao kết hợp với nhu cầu lớn của thị trường hiện nay… dẫn đến một số cơ sở "phát triển nóng" về diện tích nuôi, tiềm ẩn khả năng bùng phát các loại dịch bệnh trên cá tra do thiếu hụt nguồn giống chất lượng và không có biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, các doanh nghiệp và cơ sở nuôi cá tra cũng chưa thực hiện tốt khai báo bệnh cho cơ quan chuyên môn, gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận định cảnh báo về tình hình dịch bệnh. Căn cứ Kế hoạch Quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp thực tế tại địa phương mình. Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc khai báo dịch bệnh, chỉ sử dụng con giống đã qua kiểm dịch và có chất lượng tốt. Sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm. Quan tâm xử lý đối với nước cấp, nước thải để tiêu diệt mầm bệnh, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh hoặc phát tán mần bệnh cho cá tra.
XUẤT KHẨU HẠT TIÊU TĂNG 61% VỀ GIÁ TRỊ
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2 tháng đầu 2022, nước ta xuất khẩu được gần 30.700 tấn tiêu, trị giá 141,3 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng khoảng 61% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Trong đó tiêu đen đạt gần 25.600 tấn, trị giá 111,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 5.100 tấn, trị giá 30 triệu USD. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, đạt 8.600 tấn, tăng khoảng 12% so cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nhập khẩu hồ tiêu từ nước ta của Trung Quốc tiếp tục giảm 71,5% so với cùng kỳ 2021.
GIA TĂNG THỊ PHẦN CÀ PHÊ TẠI EU NHỜ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN
hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới và là nhà nhập khẩu số 1 của cà phê việt Nam. Với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt tại thị trường này là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của nước ta liên quan tới cà phê. Theo các chuyên gia, cà phê Việt bên cạnh việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ, cần có sự chuyển dịch về cơ cấu chủng loại xuất khẩu cà phê chế biến để phù hợp với phân khúc cao cấp trên thị trường. Bên cạnh đó, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng cơ hội xuất khẩu.