Người dân bức xúc vì nạn trộm cà phê. Hội quán lan toả sức mạnh cộng đồng. Nuôi cá bớp trên biển lãi 300 triệu đồng sau 5 tháng. Giá heo hơi cao nhất 53.000 đồng/kg.
NGƯỜI DÂN BỨC XÚC VÌ NẠN TRỘM CÀ PHÊ
Võ Dũng - Sản xuất
Theo ông Phan Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, trong nhiều năm qua, trên địa bàn thường xảy ra tình trạng nạn trộm cà phê vào vụ thu hoạch, nhất là thời điểm cà phê được giá.
Nhiều người dân địa phương cho biết, kẻ trộm thường đột nhập vườn vào ban đêm, tuốt cả quả chín lẫn quả xanh, thậm chí bẻ luôn cành và cây, khiến quả cà phê rơi la liệt dưới đất. Những cây cà phê bị bẻ cành thường phải mất vài vụ chăm sóc mới cho năng suất quả bình thường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới bà con trồng cà phê.
Để đối phó với nạn trộm cà phê, người dân xã Hướng Phùng phải thắp sáng vườn nạn trộm cà phê và thức để tuần tra suốt cả đeme. Một số hộ còn dự định sẽ đặt bẫy để răn đe kẻ trộm.
HỘI QUÁN LAN TOẢ SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
Văn Vũ – Minh Đảm - Sản xuất
Ngày 19/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi Tọa đàm “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Tháp”.
Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, những năm qua, nông nghiệp giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế với mức tăng trưởng 4,51%/năm, đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ở khu vực ĐBSCL và cả nước. Đóng góp vào những thành quả này có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó, có vai trò của hội quán. Đây được xem là nỗ lực lớn trong thiết chế cộng đồng với mô hình tự nguyện, tự quản. Sau 7 năm hình thành và phát triển, Đồng Tháp hiện có 145 Hội quán với gần 8.000 thành viên. Đặc biệt, từ nền tảng Hội quán đã thành lập mới 38 hợp tác xã, mở ra hướng đi mới theo mô hình kinh tế tập thể.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và góp ý để mô hình hội quán của Đồng Tháp ngày càng hoàn thiện, đưa sức mạnh cộng đồng lan tỏa trong xã hội. Đặc biệt, buổi tọa đàm còn nhận được chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về ý tưởng thành lập hội quán và đặc điểm của các mô hình cộng đồng như: hội quán, nông hội, cà phê khuyến nông, ngôi nhà trí tuệ... Theo Bộ trưởng, điểm chung của các mô hình này là những thiết chế cộng đồng, hướng tới sự hài hòa, chia sẻ để từ đó làm nghề nông tốt hơn, tạo nên những cộng đồng vững mạnh, đủ sức chống chịu sự biến động của quy luật kinh tế thị trường.
NUÔI CÁ BỚP TRÊN BIỂN LÃI 300 TRIỆU ĐỒNG SAU 5 THÁNG
Văn Vũ – Minh Đảm - Sản xuất
Chi cục Thuỷ sản Quảng Bình đã hỗ trợ 2 hộ gia đình triển khai mô hình nuôi cá bớp trên biển tại xã Quảng Đông. Theo đó, mỗi mô hình có 6 lồng nuôi với diện tích 12 m2/lồng được kết cấu giàn quây lưới và phao nổi bằng công nghệ Na Uy. Lưới bao xung quanh có chiều sâu khoảng 5 m.
Cá bớp giống có trọng lượng khoảng 0,5 kg/con được thả xuống lồng và cho thức ăn là cá nục biển tươi. Sau 5 tháng thả nuôi, cá có trọng lượng từ 5-7 kg/con và cho sản lượng xấp xỉ 6 tấn cá thương phẩm. Theo người nuôi, giá cá thương lái mua tại thời điểm này là 200.000 đồng/kg, cho doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như nhân công, thức ăn, giống, vật liệu làm phao… thì mỗi hộ có thể thu lãi hơn 300 triệu đồng.
GIÁ HEO HƠI CAO NHẤT 53.000 ĐỒNG/KG
Khai thác
Tuần này, giá heo miền Bắc tăng giảm trong khoảng từ 1.000 - 2.000 đ/kg. Theo đó, Trong đó, sau khi tăng 1.000 - 2.000 đ/kg, các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc giữ trong khoảng 50.000 - 52.000 đ/kg. Trong khi đó, Hà Nam lại giảm 2.000 đ/kg, thua mua về mức 48.000 đ/kg - thấp nhất khu vực hiện nay.
Còn tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo tuần qua có nơi giảm tới 3.000 đ/kg. Cụ thể, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng giảm nhẹ 1.000 đ/kg, xuống mức 48.000 đ/kg. 48.000 và 51.000 đ/kg là mức thu mua được ghi nhận tại Đắk Lắk và Lâm Đồng, sau khi giảm 2.000 đ/kg. Tại Bình Thuận, giá heo hơi giảm tới 3.000 đ/kg, giao dịch về mức 50.000 đ/kg.
Thị trường heo hơi miền Nam tuần qua có giảm từ 1.000 đến 2.000 đ/kg, đưa giao dịch về mức 50.000 - 53.000 đ/kg.
Theo ông Phan Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, trong nhiều năm qua, trên địa bàn thường xảy ra tình trạng mất trộm cà phê vào vụ thu hoạch, nhất là thời điểm cà phê được giá.
Nhiều người dân địa phương cho biết, kẻ trộm thường đột nhập vườn vào ban đêm, tuốt cả quả chín lẫn quả xanh, thậm chí bẻ luôn cành và cây, khiến quả cà phê rơi la liệt dưới đất. Những cây cà phê bị bẻ cành thường phải mất vài vụ chăm sóc mới cho năng suất quả bình thường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới bà con trồng cà phê.
Để đối phó với nạn trộm cắp, người dân xã Hướng Phùng phải thắp sáng vườn cà phê và thức để tuần tra suốt cả đeme. Một số hộ còn dự định sẽ đặt bẫy để răn đe kẻ trộm.
HỘI QUÁN LAN TOẢ SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
Văn Vũ – Minh Đảm - Sản xuất
Ngày 19/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi Tọa đàm “Hội quán đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Tháp”.
Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, những năm qua, nông nghiệp giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế với mức tăng trưởng 4,51%/năm, đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ở khu vực ĐBSCL và cả nước. Đóng góp vào những thành quả này có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó, có vai trò của hội quán. Đây được xem là nỗ lực lớn trong thiết chế cộng đồng với mô hình tự nguyện, tự quản. Sau 7 năm hình thành và phát triển, Đồng Tháp hiện có 145 Hội quán với gần 8.000 thành viên. Đặc biệt, từ nền tảng Hội quán đã thành lập mới 38 hợp tác xã, mở ra hướng đi mới theo mô hình kinh tế tập thể.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và góp ý để mô hình hội quán của Đồng Tháp ngày càng hoàn thiện, đưa sức mạnh cộng đồng lan tỏa trong xã hội. Đặc biệt, buổi tọa đàm còn nhận được chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về ý tưởng thành lập hội quán và đặc điểm của các mô hình cộng đồng như: hội quán, nông hội, cà phê khuyến nông, ngôi nhà trí tuệ... Theo Bộ trưởng, điểm chung của các mô hình này là những thiết chế cộng đồng, hướng tới sự hài hòa, chia sẻ để từ đó làm nghề nông tốt hơn, tạo nên những cộng đồng vững mạnh, đủ sức chống chịu sự biến động của quy luật kinh tế thị trường.
NUÔI CÁ BỚP TRÊN BIỂN LÃI 300 TRIỆU ĐỒNG SAU 5 THÁNG
Tâm Phùng- Tâm Đức - Sản xuất
Chi cục Thuỷ sản Quảng Bình đã hỗ trợ 2 hộ gia đình triển khai mô hình nuôi cá bớp trên biển tại xã Quảng Đông. Theo đó, mỗi mô hình có 6 lồng nuôi với diện tích 12 m2/lồng được kết cấu giàn quây lưới và phao nổi bằng công nghệ Na Uy. Lưới bao xung quanh có chiều sâu khoảng 5 m.
Cá bớp giống có trọng lượng khoảng 0,5 kg/con được thả xuống lồng và cho thức ăn là cá nục biển tươi. Sau 5 tháng thả nuôi, cá có trọng lượng từ 5-7 kg/con và cho sản lượng xấp xỉ 6 tấn cá thương phẩm. Theo người nuôi, giá cá thương lái mua tại thời điểm này là 200.000 đồng/kg, cho doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như nhân công, thức ăn, giống, vật liệu làm phao… thì mỗi hộ có thể thu lãi hơn 300 triệu đồng.
GIÁ HEO HƠI CAO NHẤT 53.000 ĐỒNG/KG
Khai thác
Tuần này, giá heo miền Bắc tăng giảm trong khoảng từ 1.000 - 2.000 đ/kg. Theo đó, Trong đó, sau khi tăng 1.000 - 2.000 đ/kg, các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc giữ trong khoảng 50.000 - 52.000 đ/kg. Trong khi đó, Hà Nam lại giảm 2.000 đ/kg, thua mua về mức 48.000 đ/kg - thấp nhất khu vực hiện nay.
Còn tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo tuần qua có nơi giảm tới 3.000 đ/kg. Cụ thể, Nghệ An và Hà Tĩnh cùng giảm nhẹ 1.000 đ/kg, xuống mức 48.000 đ/kg. 48.000 và 51.000 đ/kg là mức thu mua được ghi nhận tại Đắk Lắk và Lâm Đồng, sau khi giảm 2.000 đ/kg. Tại Bình Thuận, giá heo hơi giảm tới 3.000 đ/kg, giao dịch về mức 50.000 đ/kg.
Thị trường heo hơi miền Nam tuần qua có giảm từ 1.000 đến 2.000 đ/kg, đưa giao dịch về mức 50.000 - 53.000 đ/kg.