Phát triển giống gà 9 cựa trong truyền thuyết. Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trong phát triển nền kinh tế số. Nghề làm tôm khô ở Cà Mau được công nhận di sản quốc gia. Lũ rút, người dân Huế tất bật dọn dẹp ổn định cuộc sống.
PHÁT TRIỂN GIỐNG GÀ 9 CỰA TRONG TRUYỀN THUYẾT
Thảo Phương sx
Gắn bó với con gà 9 cựa từ nhỏ, anh Nguyễn Văn Đức ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã dồn hết tâm huyết để tái sinh và phát triển đàn gà chín cựa với quyết tâm không để loại gà này bị quên lãng vào những câu chuyện truyền thuyết. Hiện, trang trại gà 9 cựa này có quy mô 2000 con.
Theo anh Đức, việc tìm kiếm giống gà thuần chủng để gây giống còn gặp rất nhiều khó khăn. Khác với các giống gà khác, tỷ lệ gây giống tự nhiên của gà 9 cựa chỉ đạt 30%, sau này khi áp dụng úm giống bằng máy thì tỷ lệ này tăng lên 60 – 65%. Ngay từ khi còn non, gà nhiều cựa có chân to, chắc và mọc đều 3 - 4 cựa mỗi bên. Gà có đủ 9 cựa rất hiếm, mỗi đàn 1.000 con, chỉ có khoảng 4 - 5 con gà 9 cựa.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp anh Đức vượt qua những rào cản của tư duy, tập quán canh tác cũ để phát triển một sản vật của quê hương và hỗ trợ đồng bào dân tộc cải thiện đời sống.
Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trong phát triển nền kinh tế số
Thảo Phương sx
Sáng ngày 17/11/2023, tại Bộ Khoa học và Công nghệ và Đoàn thanh niên 5 Bộ gồm: Đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ; Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Đoàn Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Đoàn Bộ Công thương; Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức hội thảo “Thanh niên với văn hóa sở hữu trí tuệ trong phát triển nền kinh tế số” năm 2023 với mục tiêu phổ biến và nâng cao nhận thức về Sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích tạo ra tài sản trí tuệ mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ.
Phát biểu tại Hôi thảo, bà Cẩm Thị Hằng, Chuyên gia Văn phòng Bảo hộ Giống cây trồng, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ đối với lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩ quan trong giúp phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ, xây dựng dữ liệu lớn, đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ứng dụng công nghệ số giúp quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm.
Nghề làm tôm khô ở Cà Mau được công nhận di sản quốc gia
Văn Vũ sx
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm tôm khô và lễ hội truyền thống vía Bà Thủy Long ở Cà Mau vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm tôm khô ở Cà Mau đã có có từ rất lâu, phát triển nhất ở các huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Trước đó, vào năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học – Công nghệ đã công nhận "Tôm khô Rạch Gốc" là nhãn hiệu tập thể của người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Năm 2021, tôm khô Cà Mau đã vào top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, nghề làm tôm khô phát triển mạnh dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào. Hiện nghề này góp phần ổn định cuộc sống cho hàng ngàn người dân địa phương, thu hút và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn tôm khô, trong đó có nhiều sản phẩm giá trị cao. Trung bình mỗi năm, Cà Mau mang về hàng tỷ USD từ tôm, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này so với cả nước.
Lũ rút, người dân Huế tất bật dọn dẹp ổn định cuộc sống
Tâm Phùng – Nhật Tâm sx
Hôm qua và sáng ngay, thời tiết ở THừa Thiên Huế tạnh ráo, lũ trên các con sông bắt đầu rút nhanh. Các tuyến đường chính ở thành phố Huế nước đã rút cạn, người dân đã đi lại được.
Một số vùng thấp trũng ở phía nam sông Hương nước rút chậm hơn, nhiều tuyến đường đến sang nay mới cạn nước và người dân, phương tiện có thể đi lại.
Ngay khi lũ đang rút, người dân thành phố Huế đã khẩn trương lau dọn nhà cưả, bàn ghế, đồ dùng sinh hoạt để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nhiều cửa hàng, cửa hiệu tạp hoá đã dọn hàng phục vụ khách hang và việc mua bán đã trở lại. Được biết, những ngày này, giá cả các mặt hang nhu yếu phẩm có tăng nhẹ một chút so với ngày thường trước đây.