Thủ tướng chỉ đạo ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung. Người nuôi heo lại rơi vào ‘vòng xoáy’ thua lỗ. Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu. Gieo cấy vụ đông xuân sớm để ứng phó hạn mặn.
THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ MƯA LŨ TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 12 – 14/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam có mưa lớn với lượng mưa từ 200 - 400mm, cục bộ có nơi có thể trên 700mm. Từ ngày 15 – 16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa 150 - 300mm, cục bộ có nơi trên 500mm và còn diễn biến phức tạp; nguy cơ rất cao xảy ra ngập sâu tại vùng trũng thấp, ngập úng tại đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi.
Để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với thiên tai, tập trung một số nhiệm vụ sau: Sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm; Bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo viên, học sinh. nuôi heo
Người nuôi heo lại rơi vào ‘vòng xoáy’ thua lỗ
Ngọc Vũ khai thác
Từ đầu tháng 10/2023 đến nay, giá heo hơi liên tục đi xuống, mức giảm mỗi ngày từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể giá heo hơi các địa phương đang tiến về mức chung 50.000 đồng/kg, thậm chí có địa phương về mức 48.000 đồng/kg. Trái với các dự báo được đưa ra trước đó cho rằng giá heo hơi sẽ tăng trở lại sau tháng 7 âm lịch, giá heo hơi vẫn tiếp tục tụt dốc về xấp xỉ với mức thấp nhất thời điểm đầu năm 2023.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sức mua chậm vì nhu cầu và thu nhập vẫn còn hạn chế. Công ăn việc làm không phải chỗ nào cũng có, nhiều nơi vẫn chưa trở lại như bình thường. Một lý do khác đó là dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp, khiến việc bán chạy đàn cũng diễn ra. nuôi heo
Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường chống chịu
Tiến Thành sx
Sáng 13/10, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ NN-PTNT tổ chức buổi lễ Hưởng ứng ngày quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN về Quản lý thiên tai 13/10 năm 2023.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Việt Nam đã và đang thúc đẩy chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và Tăng cường chống chịu: ASEAN tiến tới mục tiêu Lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa trong quản lý thiên tai.
Buổi lễ khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc đoàn kết, cùng các quốc gia, các cơ quan Liên Hợp Quốc và ASEAN, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy nhận thức toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực, ứng phó có hiệu quả hơn nữa với thiên tai, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, đời sống của người dân, của xã hội.
GIEO CẤY VỤ ĐÔNG XUÂN SỚM ĐỂ ỨNG PHÓ HẠN MẶN
Ngọc Vũ khai thác
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số thời điểm tương đương năm 2015-2016 và 2019-2020.
Bởi vậy, một số vùng cần rà soát xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2023-2024. Cụ thể Cục Trồng trọt khuyến cáo, thời vụ xuống giống cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 10 - 30/10/2023 những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ, thiếu nước như vùng ven biển Nam Bộ cần xuống giống sớm để né mặn gồm các tỉnh: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang với khoảng 375.000 ha, chiếm khoảng 26% diện tích vụ Đông Xuân.
Cục Thủy lợi và các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi sát tình hình nguồn nước, cập nhật thông tin dự báo để cung cấp cho các địa phương chủ động phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.