Sự quyết liệt chống gia cầm giống nhập lậu tại các địa phương, trong đó có Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn... có lẽ chỉ được tiến hành trên giấy. Dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các cơ quan trung ương đã có văn bản chỉ đạo, nhưng gà, vịt giống từ Trung Quốc vẫn tràn biên và 'xuyên thủng' các phòng tuyến chống buôn lậu, chốt kiểm dịch động vật, gieo rắc 'bom' nổ chậm cho ngành chăn nuôi.
Quyết liệt chống gia cầm giống nhập lậu... trên giấy!
Như ở phóng sự trước chúng tôi đã phản ánh về “những chiếc xe ma” chở con giống gà, vịt nhập lậu dễ dàng “xuyên thủng” chốt kiểm dịch liên ngành để vào chợ Đại Xuyên.
Và để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để “con voi chui lọt được lỗ kim? Ai đã làm ngơ hoặc tiếp tay cho giống gia cầm nhập lậu tung hoành các tỉnh phía Bắc? Nhóm phóng viên đã quay trở lại mảnh đất Ninh Giang - nơi được biết đến là điểm trung chuyển gia cầm nhập lậu để gõ cửa chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng các cấp.
Và đây là câu trả lời của ông Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương nơi có hai trùm buôn gà, vịt tàu khét tiếng hoạt động là Việt “hàng Tàu” và hộ kinh doanh Hậu Biểu được nêu tên trong phóng sự của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Phỏng vấn
Ông VŨ VĂN QUẢNG
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, Hải Dương
Chúng tôi có đề nghị nhưng mà hộ kinh doanh không có giấy tờ gì.
Còn đây là những gì mà vị Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Giang chia sẻ với chúng tôi:
Phỏng vấn.
Bà HÀ THỊ LAN ANH
Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Ninh Giang, Hải Dương
Từ trước đến nay phòng Nông nghiệp là không có chức năng cấp giấy kiểm dịch cho các cái tổ chức cá nhân mà vận chuyển hoặc là buôn bán đối với gia súc gia cầm.
Xã không biết…..
Huyện bao biện rằng không đủ chức năng……
Còn Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp tỉnh cũng không hề hay biết việc tồn tại của các hộ kinh doanh gia cầm nhập từ Trung Quốc. Nên không cấp bất cứ một loại giấy tờ gì cho các cơ sở này giống gia cầm lậu.
Phỏng vấn.
Ông VŨ VĂN HOẠT
Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương
Hai cơ sở trong phóng sự báo nông nghiệp nêu thì về phía Chi cục chăn nuôi thú y chúng tôi không cấp một cái thủ tục gì về kiểm dịch cho hai cơ sở đấy.
Vậy mà hàng vạn con gà, con vịt không tiêm vacxin, không giấy kiểm dịch, không chứng nhận chất lượng vẫn dễ dàng lọt qua chốt kiểm dịch động vật liên ngành trước khi vào chợ đầu mối giống gia cầm Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Còn cán bộ của chốt kiểm dịch liên tục dừng xe để kiểm tra, thế nhưng vẫn cho những con giống gia cầm này lọt qua.
Câu chuyện khó tin này, đã được chúng tôi mang đến Chi cục Thú y Hà Nội để đề nghị được giải đáp. Vị Chi cục trưởng khẳng định, gia cầm nhập lậu một trong những mối nguy lớn của ngành chăn nuôi của cả nước, chứ không riêng gì Hà Nội.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN ĐÌNH ĐẢNG
Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Nội
Cái này chúng tôi đã giao cho thanh tra trực tiếp là sẽ yêu cầu tất cả những cái lô hàng những cái xe hàng những chuyến hàng của qua cái trạm chốt này chúng tôi sẽ có phản hồi với các tình bạn và Chi cục bạn để có thông tin cụ thể về từng chuyến hàng những lô hàng để xác định rõ trách nhiệm cũng như là mức độ kiểm soát của nhân viên mình như thế nào để có những cái biện pháp xử lý một cách phù hợp.
Ngay sau khi Báo Nông Nghiệp đăng tải loạt bài điều tra về gia cầm giống lậu khuynh đảo ngành chăn nuôi thì Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra 6 văn bản gửi các tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, thành phố Hà Nội và C05 Bộ Công an để đề nghị phối hợp siết chặt quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán giống gia cầm lậu, không rõ nguồn gốc.
Tại tỉnh Hải Dương, Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương đi kiểm tra hai cơ sở mà báo đã nêu, vậy mà tất cả chỉ dừng lại ở mục đích nắm tình hình và tuyên truyền hời hợt; không có bất cứ biên bản làm việc nào được lập đối với các cơ sở này.
Ngày 18/5/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp ký ban hành Công điện số 426 và quyết liệt chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành liên quan tăng cường đấu tranh, ngăn chặn tình trạng con giống gia cầm nhập lậu, tuy nhiên, trên thực tế, trung ương thì nóng, địa phương nguội lạnh, như lời nhận định của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp.
Phỏng vấn.
Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cái việc tổ chức thực hiện và triển khai cái văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là công điện 426 chưa nghiêm hôm nay phải khẳng định là như vậy.
Còn về sự bao biện của các địa phương, đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng:
Phỏng vấn.
Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tôi không đồng ý với cán bộ mà nêu những yếu tố khách quan như thế, khi mình chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa hoàn thành trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ, chúng ta cứ hết mình vì sự nghiệp đi, chúng ta cứ quyết tâm vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì lợi ích ngành đi không có gì là khó khăn cả, không có gì là không thể. Chúng ta phải khẳng định là ở làng xã biết rồi, ai làm gì biết hết, vấn đề là lờ đi thôi hoặc là thông đồng với họ thôi.
Nếu tình trạng buôn bán con giống nhập lậu không được kiểm soát, hệ lụy mà nó gây ra là rất lớn. Nông dân phải sử dụng con giống giả, doanh nghiệp thì mất đi năng lực cạnh tranh và liên tục phải giảm đàn. Thiệt đơn thiệt kép cho ngành chăn nuôi trong nước. Và những người có thâm niên trong nghành chăn nuôi cũng phải thừa nhận rằng thời gian qua các địa phương đã làm chưa tốt về việc chống nhập lậu giống gia cầm.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN VĂN TRỌNG
Nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực tế phải nói rằng là cái nhập lậu về cái sản phẩm chăn nuôi không rõ nguồn gốc thì trong đó nó có cái con giống thì nó diễn ra rất nhiều năm rồi và càng những chênh lệch giá càng lớn thì người ta càng bất chấp mọi cái quy định để người ta sẵn sàng để làm những việc này.
Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Chủ tịch hội Chăn nuôi Việt Nam
Vấn đề nó khó như là thuốc phiện là các thứ mà chúng ta vẫn còn phải kiểm soát, đây là con giống vật nuôi nó không nhỏ nó không ít, số lượng nó rất nhiều như vậy, mà nó là con vật nuôi nó phải sống, làm sao nó cho vào trong túi nó ngạt đi nó chết thì làm sao mà nuôi đượ,c thì rõ ràng là thanh thiên bạch nhật nó đi còn gì.
Ông NGUYỄN THANH SƠN
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam
Chủng Virus gia cầm độc lực cao xuất hiện ở Việt Nam cũng từ những giống gia cầm nhập lâu, thủ tướng chính phú rất quyết liệt ban chỉ đạo 389 tại các địa phương cần quyết liệt, nếu không sẽ giết chết nghành chăn nuôi.
Liệu rằng để con giống nhập lậu ồ ạt vào trong nước thì UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hà Nội đã hoàn thành trách nhiệm của người được giao.
Hay để rồi tất khi xảy ra dịch bệnh thì tất cả những rủi ro đó lại đổ hết lên đầu những người chăn nuôi.
Phỏng vấn.
Người chăn nuôi tỉnh Hòa Bình
Thực sự ra là chúng tôi bị tổn thất rất là nhiều, cái thứ nhất là người ta lừa dối khách hàng, cái thứ hai là quan trọng hơn nữa là người ta đánh mất lương tâm, để con gà nuôi được 3 đến 4 tháng nó chết năn quay ra là do dịch bệnh do không tiêm Vắc xin cái lương tâm của họ hoàn toàn không có lương tâm, thực sự ra đạo đức họ không có họ vì đồng tiền họ đánh mất tất cả.
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang với tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo tỉnh này thừa nhận: “vẫn còn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm giống tại một số khu vực biên giới”.
Còn tại khu vực cửa khẩu Chi Ma thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, ngay trong đêm 26/9, tại ngôi nhà ở bản Thín, xã Yên Khoái, những đoàn xe chở con giống nườm nượp nối đuôi nhau, việc mua bán con giống gia cầm vẫn diễn ra công khai. Vậy ông Hồ Tiến Thiệu Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn có biết hay không?
Đến hẹn lại lên, hàng năm các địa phương này vẫn ban hành các văn bản chỉ đạo chống sản phẩm nhập lậu, trong đó có giống vật nuôi. Tuy nhiên dư luận cho rằng một số địa phương chỉ quyết liệt chống gia cầm giống nhập lậu trên giấy.