Nhiều mô hình khuyến nông đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế.
Nhiều mô hình khuyến nông khơi dậy ý chí thoát nghèo cho đồng bào miền núi
Cùng với hai hộ dân khác trên địa bàn bản An Bai, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, gia đình anh Hồ Văn Sửu được Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Quảng Bình hỗ trợ mô hình chăn nuôi dê sinh sản. Không chỉ hỗ trợ về con giống, Trung tâm cũng đã cử cán bộ để hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc cho đàn dê. Nhờ vậy từ 9 con dê được hỗ trợ ban đầu, đến nay đàn dê của gia đình anh Sửu đã sinh sản được 5 con dê con.
Anh Hồ Văn Sửu (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình”
“Được hỗ trợ dê, hướng dẫn phát triển KT, đến nay đã phát triển được 5 con, thời gian tới sẽ mua thêm dê để phát triển”
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương triễn khai thực hiện 6 mô hình thuộc các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi cho người dân tại xã miền núi Kim Thủy, huyện lệ Thủy. Để thực hiện mô hình trồng Khoai môn trên diện tích 1,5 ha với 17 hộ tham gia. Mô hình trồng mít ruột đỏ với diện tích 2,5 ha; Mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo nuôi cấy mô với diện tích 13,5 ha; Mô hình chăn nuôi dê sinh sản quy mô 27 con. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản quy mô 5 hộ dân tham gia. Mô hình nuôi ngan đen quy mô 690 con với 21 hộ tham gia.
Bà Hồ Thị Lý (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)
“Cám ơn Sở NN-PTNT và Trung tâm KNKN hỗ trợ mô hình nuôi ngan đen. Nuôi ngan dễ hơn, mau thu nhập”
Ông Hồ Văn Thắng (Phó Chủ tịch UBND xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)
“Được sự quan tâm của Sở NN-PTNT hỗ trợ xã nghèo thực hiện các mô hình. Đối với trồng trọt mới thực hiện, tinh thần bà con hồ hởi, đón nhận. Còn chăn nuôi sẽ tạo sinh kế vững cho bà con”.
Mặc dù triển khai thực hiện các mô hình ở vùng miền núi trong điều kiện khá khó klhăn, nhưng đến nay các mô hình đã triển khai đảm bảo tiến độ. Một số mô hình dù mới triển khai nhưng bước đầu đã khẳng định được tính phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ những, khả năng chăm sóc của người dân như mô hình chăn nuôi dê, bò sinh sản, mô hình trồng khoai môn... Điều đáng nói là thông qua các mô hình đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân địa phương, của bà con đồng bào dân tộc ít người trong phát triển kinh tế.
Ông Trần Định Hiệp (Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình)
“Sở tích cực triển khai các mô hình sinh kế. Việc triển khai khó khăn hơn vùng đồng bằng, chúng tôi chọn lựa mô hình phù hợp sinh thái, trình độ của bà con, tập huấn cho bà con. Bước đầu các mô hình phát triển tốt Có thể thấy, mặc dù vừa mới được triển khai nhưng việc hỗ trợ mô hình sinh kế cho người dân tại các xã nghèo, xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chủ trương phù hợp và đã bước đầu mang lại những tín hiệu hết sức tích cực”.
Từ những mô hình này, trong tương lai không xa, sẽ góp phần hết sức quan trọng trong phát triển KT – XH cho vùng miền núi, tại các địa bàn khó khăn để rừng bước thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.