Cao su đang trở thành cây trồng chủ lực giúp đem lại cuộc sống khấm khá, cải thiện cuộc sống bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Nơi dòng “vàng trắng” giúp cái thiện sinh kế đồng bào dân tộc
Là một đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần cao su Điện Biên đang nỗ lực dùng nguồn vàng trắng để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là khi đóng trên địa bàn tỉnh biên giới vùng cao nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, việc thay đổi nhận thức, tập quán của bà con là không hề dễ dàng nhưng ban lãnh đạo công ty chưa bao giờ nản lòng. Đến nay, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Cao Su Điện Biên đã đạt sản lượng mủ cao su quy khô khoảng 3.800 tấn, năng suất khai thác đạt 1,21 tấn/ha, đưa toàn bộ diện tích 3.147ha vào khai thác; doanh thu ước tính đạt 120, tỷ đồng.
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cao su Điện Biên
Đến nay thu nhập bình quân của công nhân ở đây là 5.8 triệu/người/tháng. Đây là mức thu nhập tương đối tốt với khu vưc Tây Bắc còn khó khăn. Bên cạnh đó vừa giải quyết công ăn việc làm vừa đảm bảo thu nhập thì người dân góp đất cũng được hưởng 10% từ việc góp đất cho công ty trồng cao su.
Với hơn 3.000 HA đất trồng cao su, "vàng trắng" trải rộng trên địa bàn các huyện Điện Biên Đông, Tuần Giao, Điện Biên… nên với mỗi khu vực trồng, công ty sẽ tổ chức thành các Đội quản lý và khai thác cao su. Như đội Cao su Thanh Nưa tại huyện Điện Biên có 47 nhân công hiện đang quản lý khai thác hơn 40.000 gốc cao su đã cho mủ trên diện tích 226Ha. Trong số thành viên trong đội, đôi vợ chồng anh Lường Văn Châu và chị Quàng Thị Thắm được đặc biệt quan tâm, gia đình đã góp hơn 3.500 mét vuông đất để trồng cao su và trực tiếp cả 2 vợ chồng đều gia nhập Công ty làm việc
Anh LƯỜNG VĂN CHÂU
Công nhân Đội cao su Thanh Nưa, Công ty CP cao su Điện Biên
Trước mình chưa vào cao su lấy nhau thì khó khắn. Khi có dự án cao su về bản thì mình xin vào làm công nhân thì thu nhập lúc đầu hơi khó khăn. Sau khi được khai thác mủ cảm thấy đời sống ra đình cũng ổn định hơn.
Ông VÕ GIANG THÀNH
Đội trưởng Đội cao su Thanh Nưa
Thói quen của người đồng bào là làm nương làm rẫy, họ không có định hình về công việc ổn định. Từ khi tham gia công nhân cao su được công ty trả lương đầy đủ, công tác trồng mới chăm sóc giờ được khai thác đã đảm bảo đời sống họ rất nhiều.
Có thể thấy, dưới những tán cây cao su là sinh kế của bà con dân tộc vùng cao đang ngày càng được cải thiện. Là loại cây đa mục đích có thể sử dụng cho cả mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Điện Biên, hy vọng dòng vàng trắng này có thể tiếp tục đem đến cuộc sống khấm khá hơn tới các bản làng của vùng đất gắn liền với chiến tích “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.