| Hotline: 0983.970.780

Mắc ca 10 năm tuổi cho năng suất 4 tấn/ha

Thứ Hai 07/11/2022 , 13:20 (GMT+7)

Nhiều mô hình trồng mắc ca tại Điện Biên năm 2011 với mật độ 278 cây/ha từ Dự án Khuyến nông Trung ương hiện cho năng suất bình quân 4 tấn/ha.

Điện Biên đã trồng thử ngiệm tất cả 13 dòng mắc ca được Bộ NN-PTNT công nhận. Ảnh: SH.

Điện Biên đã trồng thử ngiệm tất cả 13 dòng mắc ca được Bộ NN-PTNT công nhận. Ảnh: SH.

Phát triển tốt trên đất lâm nghiệp

Thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên (nay là Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng Vật nuôi tỉnh Điện Biên) đã xây dựng các mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật được Bộ NN-PTNT công nhận tại thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo,...

Đến nay, cây mắc ca đã sinh trưởng và phát triển tốt trên đất lâm nghiệp của tỉnh Điện Biên theo 2 phương thức trồng thuần và xen canh, hứa hẹn trở thành một trong những loài cây quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

Năm 2021, Điện Biên tiếp tục thực hiện xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật cho năng suất cao đã được Bộ NN-PTNT công nhận, đó là các dòng: A16, A38, QN1, OC, 246.

Mô hình được lựa chọn tương đối tập trung, gần các khu dân cư thuận lợi cho việc tham quan học tập mô hình. Cùng với đó, mô hình được trồng trên đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, đất dốc trên 150 độ, độ cao lớn, khí hậu thuận lợi phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây mắc ca.

Mô hình thực hiện các giải pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, thực bì được phát dọn sạch sẽ, sau đó dùng máy ủi thành các băng theo đường đồng mức, trông xa xa như những thửa ruộng bậc thang từ chân lên đỉnh đồi. Biện pháp kỹ thuật này còn có tác dụng giữ đất, giữ nước, giúp hạn chế xói mòn trong quá trình canh tác.

Cây mắc ca trồng càng lâu năm sẽ càng nâng cao sản lượng. Ảnh: Võ Việt.

Cây mắc ca trồng càng lâu năm sẽ càng nâng cao sản lượng. Ảnh: Võ Việt.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lường Văn Linh ở bản Có Pháy, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên, được giao gần 10ha đất lâm nghiệp. Trước kia, gia đình cải tạo trồng cà phê, xoài và bưởi diễn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp.

Sau khi nghe tư vấn của cán bộ Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Điện Biên về nội dung dự án cũng như chính sách của mô hình thâm canh cây mắc ca, ông Linh đã mạnh dạn tham gia dự án.

Đi thăm mô hình mắc ca trồng tháng 7 năm 2021, chúng tôi thấy gia đình đầu tư rất bài bản, toàn bộ đất được san ủi thành những thửa bậc thang thẳng tắp, giữa mỗi thửa bậc thang được trồng một hàng cây mắc ca với từng dòng khác nhau đang lên xanh mơn mởn, chiều cao cây phải đạt trên 1,5m, hố trồng rất to do máy múc thực hiện.

Ông Linh cho biết, để đạt chiều cao như vậy, gia đình bỏ rất nhiều công chăm sóc phát cỏ hàng tháng, vì sau khi san ủi cỏ mọc rất mạnh, trước và sau khi trồng gia đình đầu tư mỗi hố từ 20-30kg phân gà hoai mục và 0,5kg phân NPK từ nguồn hỗ trợ của dự án.

Trong khi đó, mô hình ông Quàng Văn Dương tại bản Nà Tấu 2, xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ, tham gia dự án năm 2018 với diện tích 1ha, được nhà nước hỗ trợ cây giống 165 cây giống mắc ca các dòng 741, 800, 900, 695 và phân bón NPK và vôi bột trong 3 năm.

Gia đình thực hiện trồng xen với cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô... Trong 3 năm đầu, gia đình thấy năng suất các loại cây nông nghiệp không thua kém với diện tích trồng thuần. Cây mắc ca đến năm thứ 3, bắt đầu cho quả với năng suất không đáng kể.

Nhưng năm nay lại ra hoa rất nhiều, dòng 741 và 800 sai quả, cho lượng hạt hơn ước đạt 3-4 kg/cây, dòng 695 và 900 đạt từ 2-3 kg/cây. Sản lượng khi mắc ca đạt 4 năm tuổi ước đạt 400-500 kg hạt/ha, với giá bán hiện nay từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, gia đình sẽ thu lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với trồng cây ăn quả khác đang trồng trên địa bàn như mận, táo mèo.

Trồng mắc ca đang trở thành hướng đi mới của sản xuất lâm nghiệp tại Điện Biên. Ảnh: SH.

Trồng mắc ca đang trở thành hướng đi mới của sản xuất lâm nghiệp tại Điện Biên. Ảnh: SH.

Hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp

Bà Nguyễn Mai Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên cho biết, Điện Biên hiện có 3.230ha trồng mắc ca, trong đó 2.687ha trồng thuần và 543ha trồng xen, sản lượng năm 2022 ước đạt 820 tấn.

"Địa phương đã trồng thử ngiệm tất cả 13 dòng mắc ca được Bộ NN-PTNT công nhận. Đến nay, có thể khẳng định các dòng mắc ca rất phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại các huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Nậm Pồ, Mường Nhé và thành phố Điện Biên Phủ", bà Nguyễn Mai Hương nhận định.

Mô hình trồng thuần mắc ca tại xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ, với mật độ 278 cây/ha, trồng năm 2011 của Dự án Khuyến nông Trung ương, sau hơn 10 năm, đến nay năng suất hạt bình quân đạt 4 tấn/ha, với gia bán hạt tươi tại vườn bình quân 100.000 đồng/kg, giá trị kinh tế ước tính cao hơn rất nhiều lần so với cây trồng khác.

Theo kết quả rà soát thực trạng diện tích đất nông lâm nghiệp trên địa bàn, Điện Biên hiện có trên 400.000ha đất trống chưa có rừng, trong đó có gần 100.000ha đất trống thuộc quy hoạch rừng sản xuất.

Việc chuyển đổi trồng cây mắc ca đã cho hiệu quả, cho thu nhập cao hơn nhiều loại cây trồng rừng khác. Ảnh: Võ Việt.

Việc chuyển đổi trồng cây mắc ca đã cho hiệu quả, cho thu nhập cao hơn nhiều loại cây trồng rừng khác. Ảnh: Võ Việt.

UBND tỉnh Điện Biên dự kiến quy hoạch phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 120.478ha. Để chủ động thực hiện kế hoạch phát triển mắc ca, trong những năm vừa qua tỉnh Điện Biên đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư trồng cây mắc ca.

Ban hành kế hoạch và tổ chức thành lập các kợp tác xã trong vùng dự án để hỗ trợ các nhà đầu tư trồng cây mắc ca. Chủ động xây dựng vườn cây đầu dòng mắc ca, xây dựng vườn ươm cây giống cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng cho người dân và doanh nghiệp.

Theo Đề án Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ NN-PTNT, Điện Biên đặt mục tiêu đạt quy mô từ 35.000 - 45.000ha mắc ca vào năm 2030.

Để đạt được diện tích mắc ca theo quy hoạch, rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền ở địa phương cùng với sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam. 

Bên cạnh đó, các chính sách đi kèm như: Hỗ trợ doanh nghiệp thuê đất, tập trung đất đai để phát triển mắc ca, đẩy nhanh việc giao đất lâm nghiệp chưa có rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hỗ trợ nông dân trồng mắc ca theo các chương trình dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất, dự án khuyến nông; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm