| Hotline: 0983.970.780

Nhà thơ đưa tảo xoắn lên vùng cao Điện Biên

Thứ Sáu 01/07/2022 , 07:07 (GMT+7)

ĐIỆN BIÊN Từng là nhà văn, nhà thơ, qua cơn bạo bệnh và cải thiện được sức khỏe nhờ sản phẩm từ tảo xoắn, ông Lợi đã quyết tâm đến với nghề nuôi tảo xoắn.

Trang trại nuôi tảo bằng hệ kín của ông Nguyễn Đức Lợi tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Đức Minh.

Trang trại nuôi tảo bằng hệ kín của ông Nguyễn Đức Lợi tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Đức Minh.

Vốn là một nhà văn, nhà thơ, trước kia, công việc chính của ông Nguyễn Đức Lợi (chủ cơ sở nuôi tảo xoắn Đức Lợi, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) là sáng tác văn thơ, thả hồn vào những con chữ. Thế nhưng sau một trận ốm “thập tử, nhất sinh”, gia đình anh phải tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để chữa trị mới có thể qua khỏi.

Và chính biến cố lớn của cuộc đời đã trở thành cơ duyên đưa ông đến với tảo xoắn. Ông quyết tâm đưa tảo xoắn, vốn chỉ được nhắc tới trong phòng thí nghiệm, trong các viện nghiên cứu, trong trường học để phục vụ cho bản thân và mọi người.

Biến cố lớn là cơ duyên đưa ông Nguyễn Đức Lợi đến với tảo xoắn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Biến cố lớn là cơ duyên đưa ông Nguyễn Đức Lợi đến với tảo xoắn. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Tôi vốn bị căn bệnh thiếu trầm trọng oxy não. Trải qua gần 7 năm mất hoàn toàn trí nhớ, tôi được một người thân đi Nhật Bản về tặng mấy viên tảo xoắn. Đang mất ngủ triền miên gần 30 ngày liền, sau khi dùng tảo xoắn lại ngủ được luôn, dù giấc ngủ rất ngắn nhưng lại cảm thấy cơ thể tràn trề năng lượng”, ông Lợi kể.

Từ đó, ông hạ quyết tâm tìm hiểu xem đó là loại thuốc gì, ở đâu. Mày mò tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu, ông mới biết đó là tảo biển, hay còn gọi là tảo xoắn, tên khoa học là Spirulina platensis. Tảo tươi sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và hoàn toàn có thể nuôi được.

Suốt 3 năm ròng (từ 2014 đến 2017), ông Lợi đã vay mượn 1 tỷ đồng để xây dựng khu nuôi trồng, nhà thí nghiệm, máy móc thiết bị... để bắt tay vào phân lập tảo gốc từ đám tảo nhiễm tạp.

Từ năm 2014 đến 2017, ông Lợi đã vay mượn 1 tỷ đồng để xây dựng khu nuôi trồng, nhà thí nghiệm, máy móc thiết bị... để phân lập tảo gốc từ đám tảo nhiễm tạp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Từ năm 2014 đến 2017, ông Lợi đã vay mượn 1 tỷ đồng để xây dựng khu nuôi trồng, nhà thí nghiệm, máy móc thiết bị... để phân lập tảo gốc từ đám tảo nhiễm tạp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Do chưa có kinh nghiệm, lại không được học bài bản về tảo nên không ít lần ông gặp khó khăn trong việc xử lý tảo. Ngay như vấn đề giữ nhiệt độ thích hợp cho tảo, ông cũng phải mày mò từ Nam ra Bắc để tìm tấm vải lọc tảo.

“Tảo xoắn Spirulina đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỷ 21, không có lí do gì khiến tôi thay đổi quan điểm nuôi tảo để chữa bệnh cho mình, cho người thân và cho tất cả mọi người”, ông Nguyễn Đức Lợi bày tỏ.

Tảo xoắn có hàm lượng protein và vitamin rất cao, cùng với đó là các chất dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa khác đặc biệt có lợi cho não bộ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tảo xoắn có đặc tính chống viêm cũng như khả năng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tảo xoắn giúp chống thiếu hụt oxy, nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng để chống lại các di chứng hậu Covid-19. Ảnh: Đức Minh.

Tảo xoắn giúp chống thiếu hụt oxy, nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng để chống lại các di chứng hậu Covid-19. Ảnh: Đức Minh.

Chia sẻ thêm về công dụng của tảo xoắn, ông Lợi cho biết, hiện nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu mang tính tích cực đến từ các nhà khoa học của Israel và Trung Quốc. Cụ thể, tảo xoắn sẽ giúp chống thiếu hụt oxy, nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng để chống lại các di chứng hậu Covid-19.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Gấm, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản (Sở NN-PTNT tỉnh Điện Biên), với quy trình được đảm bảo nghiêm ngặt, ông Nguyễn Đức Lợi là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất tảo xoắn.

Sau khi tiến hành kiểm nghiệm, sản phẩm tảo xoắn của ông Lợi được đánh giá có chất lượng cao, mang lại nhiều hiệu quả cho người sử dụng. Đặc biệt, lượng axit amin thiết yếu cũng như hàm lượng chất xơ, hoạt chất tốt cho sức khoẻ trong sản phẩm rất cao.

Lượng axit amin thiết yếu cũng như hàm lượng chất xơ, hoạt chất tốt cho sức khoẻ trong sản phẩm tảo xoắn của ông Lợi rất cao. Ảnh: Đức Minh.

Lượng axit amin thiết yếu cũng như hàm lượng chất xơ, hoạt chất tốt cho sức khoẻ trong sản phẩm tảo xoắn của ông Lợi rất cao. Ảnh: Đức Minh.

“Nuôi tảo theo quy trình hở sẽ đơn giản hơn, nhưng sẽ dễ lẫn tạp chất. Còn quy trình nuôi tảo hệ kín như của ông Lợi bắt buộc phải được thực hiện nghiêm ngặt. Chúng tôi đã lấy mẫu tảo để kiểm nghiệm và không phát hiện tảo tạp, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng”, bà Nguyễn Thị Hồng Gấm cho hay.

“Được nhiều người gọi điện, nhắn tin cảm ơn vì nhờ sản phẩm tảo xoắn mà sức khỏe của họ đã được cải thiện chính là động lực lớn nhất đối với tôi”, ông Nguyễn Đức Lợi, chủ cơ sở nuôi tảo xoắn Đức Lợi bộc bạch.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 1] Vươn tầm thế giới

Phó Chủ tịch KOCHAM kỳ vọng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đổi mới, phát triển các sản phẩm từ tổ yến, để khi nhắc đến tổ yến người ta nghĩ ngay đến yến Việt.

Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Quản lý chặt nguồn nước, đảm bảo tưới cho cây trồng trên hệ thống An Trạch

Đây là khuyến cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin ngày 10/4 về quản lý nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch phục vụ sản xuất.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Hợp tác xã hình mẫu gắn công nghệ với sản xuất hữu cơ

BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.