| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống đói rét đàn vật nuôi phải làm từ sớm

Thứ Năm 10/11/2022 , 15:30 (GMT+7)

Thời tiết giao mùa diễn biến khó lường khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm dễ xảy ra nên cần phải phòng chống đói rét đàn vật nuôi từ sớm.

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học làm nguyên liệu sản phẩm OCOP do Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn triển khai tại huyện Đình Lập. Ảnh: Trung Quân.

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học làm nguyên liệu sản phẩm OCOP do Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn triển khai tại huyện Đình Lập. Ảnh: Trung Quân.

Cảnh giác cao độ với dịch cúm gia cầm

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, cúm gia cầm là loại bệnh nguy hiểm, nếu để bùng phát sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi và có nguy cơ lây lan sang người.

Theo báo cáo từ các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố, với số lượng gia cầm bị buộc tiêu hủy trên 77.000 con.

Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do tổng đàn gia cầm lớn nhưng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm đa số, chưa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, nhiều đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin.

Virus cúm gia cầm các chủng A/H5 như H5N1, H5N6, H5N8,...  lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ khá cao (khoảng 6%). Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vẫn còn xảy ra tại các một số khu vực biên giới, nguy cơ một số chủng vi rút cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N2, A/H5N5,… xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao.

Ngoài ra, thời tiết diễn biến cực đoan, mưa lũ, chuyển lạnh cũng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển...

Theo bà Hạnh, thời gian tới sẽ là thời kỳ cao điểm chuẩn bị thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội nên việc tái đàn, nuôi gối để nâng tổng đàn và hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng, trong khi giết mổ nhỏ lẻ còn rất phổ biến (cả nước còn trên 22.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ), tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất lớn.

Do đó, để phòng chống hiệu quả cúm gia cầm, các địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh theo Công điện 7061 ngày 21/10 của Bộ NN-PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.

Trong đó, cần hết sức lưu ý tới việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, tự giác trong phòng chống cúm gia cầm.

Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, quản chặt việc vận chuyển gia cầm trên địa bàn và qua biên giới. Đặc biệt, cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm.

Bà Hạ Thúy Hạnh cho rằng: Trong các giải pháp, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học được xem là phương pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi nói chung, bệnh cúm gia cầm nói riêng. Không những vậy, nếu thực hành tốt chăn nuôi an toàn sinh học có thể giảm 12-15% chi phí chăn nuôi.

Để làm được điều này, các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Cách ly, làm sạch, khử trùng. Cụ thể, cách ly những vật nuôi mới vào đàn, nhập đàn. Hạn chế người, động vật, tác nhân xâm nhập vào khu chăn nuôi; thường xuyên quét dọn khu vực chăn nuôi và chuồng trại để giảm mầm bệnh.

Mô hình nuôi nhốt trâu vỗ béo tại Bắc Sơn, Lạng Sơn, giải pháp hiệu quả phòng chống đói rét trên đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Trung Quân.

Mô hình nuôi nhốt trâu vỗ béo tại Bắc Sơn, Lạng Sơn, giải pháp hiệu quả phòng chống đói rét trên đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Trung Quân.

Chủ động tích trữ thức ăn cho gia súc cho mùa đông

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, trong những năm qua, công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi được Bộ NN-PTNT, các cơ quan chuyên môn từ trung ương tới địa phương chú trọng đẩy mạnh và đạt được những kết quả rất khả quan.

Tuy nhiên, công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: Một số hộ chăn nuôi điều kiện chuồng trại chưa được đảm bảo, thông thường nuôi thả trong rừng, khi đưa đàn trở về nuôi nhốt thì không đủ chỗ.

Về thức ăn, các hộ đã biết chủ động nguồn thức ăn thô xanh như trồng cỏ voi, ngô sinh khối… Tuy nhiên, nhiều hộ diện tích canh tác nhỏ, chưa nắm vững kỹ thuật ủ chua, lên men cho thức ăn dự trữ.

Mặt khác, trong điều kiện thời tiết giá rét, việc phối trộn, tăng cường thức ăn tinh cho đàn vật nuôi rất cần thiết để nâng cao thể trạng cho vật nuôi, nhưng, nhiều gia đình không có điều kiện để thực hiện việc này.

Do đó, để đảm bảo công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi đạt được hiệu quả, theo bà Hạ Thúy Hạnh, các địa phương phải chủ động triển khai công tác này từ sớm, trước khi mùa đông xảy ra. Trong đó, cần hết sức lưu ý trong gia cố chuồng trại, đảm bảo kín đáo, ấm, khô ráo.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để giảm nguy cơ dịch bệnh trên đàn trâu bò nhất là bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Chuẩn bị một số thuốc, dụng cụ ủ ấm như chăn cũ, rơm rạ, dụng cụ sửi ấm (trong trường hợp cần dùng đến).

Tăng cường dự trữ thức ăn thô xanh để không xảy ra tình trạng trâu bò bị chết đói trước khi chết rét. Bên cạnh đó, bổ sung thức ăn tinh cho đàn trâu bò, nhất là gia súc non, tiêm phòng vacxin đầy đủ, ddihj kỳ theo đúng khuyến cáo.

Những hộ nuôi mật độ lớn, trước khi thời tiết giá rét xảy ra có thể bán bớt những con già, yếu để giảm mật độ đàn, giảm nguy cơ những vật nuôi đó bị chết do sức đề kháng yếu khi nhiệt độ xuống thấp. Tập trung nguồn lực chăm sóc những con non, đang trưởng thành, bảo vệ nguồn thu nhập của mình.

Bà Hạ Thúy Hạnh nhấn mạnh, trâu, bò là những vật nuôi có giá trị rất lớn đối với người dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Nắm rõ điều này, hàng năm trước khi mùa đông giá rét xảy ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức các Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trung tâm cũng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh tổ chức thông tin, tuyên truyền tới người dân tất cả những công việc cần phải chuẩn bị để ứng phó khi nhiệt độ xuống thấp như dự trữ thức ăn, củng cố chuồng trại, giữ ấm cho đàn vật nuôi, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng đệm lót…

Hiện, trên website của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia liên tục đăng tải các thông tin hướng dẫn kỹ thuật phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, thủy sản để cán bộ khuyến nông các địa phương cũng như người dân dễ tiếp cận, nắm bắt, chủ động trong công tác phòng chống đói rét.

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay cả nước có 40 ổ dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 21 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 93.000 con gia cầm. Trên 1.150 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 51 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 53.000 con lợn. Trên 240 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 16 tỉnh, với 2.255 con trâu, bò mắc bệnh, 442 con bị chết và tiêu hủy. Có 16 ổ dịch bệnh lở mồm long móng tại 7 tỉnh với 518 con gia súc mắc bệnh. Có 135 ổ dịch bệnh dại động vật, buộc tiêu hủy 174 con chó, mèo tại 16 tỉnh, đặc biệt, bệnh dại đã làm 52 người tử vong tại 21 tỉnh, thành phố.

Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi các địa phương, đề nghị thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số giải pháp trong phòng, chống dịch bệnh trên động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 bởi hiện nguy xảy ra dịch đang ở mức rất cao.

Xem thêm
Bệnh dại bùng phát trái mùa, đã có người ở Lào Cai tử vong

Khác với chu kỳ nhiều năm, thời điểm này bệnh dại đã xảy ra ở một số địa phương tại Lào Cai. Có trường hợp không phát hiện kịp thời đã dẫn tới tử vong.

Dự báo độ mặn trên các sông khu vực Nam Trung bộ

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tính toán, trong tuần tới từ ngày 28/3 –3/4, các chỉ tiêu tại 6 vị trí quan trắc đều đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp, độ mặn tại các vị trí có xu hướng giảm nhẹ.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.

Bàn giao cây di sản cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Hoạt động nằm trong Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh', được tổ chức trong ngày 28/3, với nhiều sự kiện như trồng cây, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày hiện vật...