Trà hoa vàng là loài cây dược liệu quý đang được người dân và chính quyền địa phương huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Đang mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người trồng, giúp họ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Nông dân Ba Chẽ làm giàu từ phát triển dược liệu dưới tán rừng
Trà hoa vàng là loài cây dược liệu quý đang được người dân và chính quyền địa phương huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) quan tâm và đầu tư mạnh mẽ.
Ngoài phát triển vùng trồng, nâng diện tích trồng, huyện Ba Chẽ đã rà soát các hộ trồng cây trà hoa vàng trên địa bàn và các vùng lân cận, thành lập HTX và ký hợp đồng với Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh nhằm hỗ trợ về kỹ thuật, giống, vật tư đồng thời bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm từ loại cây có giá trị kinh tế cao này.
Ông Nịnh Văn Trắng, Giám đốc Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh
Công ty chúng tôi hiện trồng 7ha trà hoa vàng và liên kết sản xuất với các hộ gia đình, thu mua cho bà con với giá 600.000đ/kg hoa tươi. Sản lượng mỗi năm khoảng 10 tấn. Bà con rất phấn khởi. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây trà hoa vàng.
Đồng thời, huyện Ba Chẽ đã kêu gọi thu hút, vận dụng cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trong lĩnh vực phát triển, chế biến dược liệu.
Nhờ đó, huyện đã thu hút được các doanh nghiệp vào xây dựng dự án, quy hoạch chi tiết, dự kiến sẽ nâng cấp công nghệ chế biến cây trà hoa vàng sau thu hoạch, từ đó nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường, hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế.
Pv ông Khiếu Anh Tú, Phó CT UBND huyện Ba Chẽ: Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có khoảng 220ha trà hoa vàng, trong đó 100ha đã cho thu hoạch mỗi năm 20 tấn hoa tươi và 60 tấn lá, cho giá trị kinh tế khoảng 20 tỷ đồng mỗi năm.
Xác định cây trà hoa vàng là một trong những cây góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, chúng tôi đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân tham gia phát triển cây trà hoa vàng của địa phương.
Hiện nay, song song với việc triển khai trồng rừng gỗ lớn, chúng tôi cũng vận động người dân trồng trà hoa vàng dưới tán rừng để có thể sử dụng hết hiệu quả trên một diện tích đất.
Và chúng tôi cũng phối hợp với các nhà khoa học trong việc tuyển chọn, lai tạo giống, quy trình chăm sóc, chế biến trà hoa vàng và tuyên truyền người dân tích cực tham gia để phấn đấu đến năm 2025, huyện Ba Chẽ sẽ trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và dược liệu của tỉnh theo Nghị quyết đã đề ra.
Từ một loại cây rừng mọc dại, trà hoa vàng đã được khôi phục, trở thành cây trồng chủ lực tại Ba Chẽ. Với giá bán cao và ổn định, loài hoa được ví như vàng đã và đang mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người trồng, giúp họ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.