Phát triển nông nghiệp hữu cơ bắt đầu được triển khai mạnh mẽ và với những mô hình của người Nhật ở Sơn La có thể giúp Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Lan rộng những mô hình nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản ở Sơn La
Thưa quý vị và bà con, Nhật Bản là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, với sự áp dụng của công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần các phương pháp làm nông nghiệp truyền thống. Câu chuyện điển hình của nông nghiệp Sơn La với việc kêu gọi các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản vào đầu tư và hỗ trợ nông dân hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ là kinh nghiệm quý cho nông dân địa phương học hỏi.
Chúng tôi đến trang trại Nico Nico Yasai nằm trọn trong một thung lũng ở rìa thị trấn Vân Hồ (Sơn La), với thiết kế thành các nhà màng, nhà lưới trồng cải mầm, mồng tơi, dưa leo, cà chua… bằng quy trình hữu cơ đã mang lại cho chúng tôi rất nhiều cảm xúc.
“Không có gì bỏ đi xung quanh một cái cây” đó là thông điệp chúng tôi thấy được in trên áo của hai chàng chai đã phải lòng với nông nghiệp hữu cơ.
Anh NGUYỄN PHƯỚC SINH Công ty Nico Nico Yasai, Vân Hồ, Sơn La
Nông nghiệp hữu cơ nhưng tụi em áp dụng theo truyền thống ông bà xưa là nông nghiệp tự nhiên, tui em sử dụng các biện pháp như thiên địch, phân bón hữu cơ như chiết suất từ những cây cỏ dại như để tạo mùn, sử dụng màng phủ và các chế phẩm sinh hoc điều chế từ thực vật và khắc chế với nhau.
Dẫn chúng tôi đến khi vực ủ phân hữu cơ của Farm. Không ngần ngại bốc nắm phân lên tay, Nguyễn Phước Sinh chia sẻ "chúng không hề có mùi hôi gì cả, bởi đã được chúng tôi xử lý vi sinh". Nguồn gốc của phân được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên như: Vỏ trấu và tro, vỏ đậu phộng, bã mía, rơm rạ, rác thực phẩm…
Anh NGUYỄN PHƯỚC SINH Công ty Nico Nico Yasai, Vân Hồ, Sơn La
Như mọi người biết thì cây cối thực vật sau một thời gian, một vòng tuần hoàn thì nó trở về với đất, chúng em sử dụng bã ngô tạo mùn để thành phân bón tự nhiên, cây cối lại về với đất lấy dinh dưỡng để nuôi cây cối. Như vậy tối ưu hóa được phương thức sản xuất và tạo môi trường bền vững.
Chăm chú chia sẻ đến mọi người về quy trình canh tác trồng dâu tây Hana độc đáo của mình ở Bản Búa, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La của mình anh Nahana Shojiro cho biết trang trại của anh là 9000m2 với diện tích sản xuất khoảng 500m2 Anh chia sẻ tỉ mỉ với đoàn khách từ quy trình làm đất, tưới nước tự động, xây dựng nhà màng và phương pháp nhân giống vô tính để duy trì chất lượng nguồn gen rồi đến phương pháp dùng thiên địch để "bắt" thiên địch.
Anh NAHANA SHOJIRO Công ty TNHH rau quả Việt Nhật
Dâu tây thì nhiều sâu bệnh trong khi thu hoạch đâu đầu nhất là con nhện, chúng tôi không sử dụng thuốc trừ sâu để giết con nhện mà sử dụng thiên địch thôi. Tức là dung con nhện được sản xuất để ăn con nhện. cho phân bón theo thời tiết, nếu ngày nắng nóng thì cho phân bón nhiều cũng được, ngày không nắng thì không cho phân bón. Thứ nhất an toàn cho con người, thứ 2 là bảo vệ môi trường và thứ 3 là tiết kiệm chi phí.
Với quy trình canh tác dâu tây độc đáo, hiệu quả này, trung bình mỗi năm, Farm của Nahana xuất bán ra thị trường khoảng 14 tấn dâu tây. Sản phẩm sản xuất ra tới đâu đều được thu mua hết tới đó.
Theo bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN tỉnh Sơn La hiện Sơn La đang hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao, bền vững và thời gian qua đã đẩy mạnh mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng là một trong những mực tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp Sơn La, với việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư và hỗ trợ nông dân thành các chuỗi nông sản sạch, an toàn thực phẩm.
Bà CẦM THỊ PHONG Phó Giám đốc Sở NN-PTNN tỉnh Sơn La
Với điều kiện sản xuất của người nông dân Sơn La là sản xuất nhỏ lẻ manh mún bây giờ tập hợp lại sản xuất theo kế hoạch theo thị trường, để theo phương thức này thì cần cả hệ thống chính trị thì mới thu hút được người nông dân, vì người nông dân đang sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu sản xuất những gi người ta có chứ không phải cái thị trường cần. mô hình nông nghiệp hữu cơ mà chiều nay đi thăm quan cảu các bạn Nhật , chúng tôi cũng hy vong là với người nông dân Sơn La có thể tiếp cận và từng bước làm theo.
Tiếp cận những mô hình như thế này là một cơ hội tốt để có thể được học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ cách làm của người Nhật nơi có một nền nông nghiệp tiến tiến để áp dụng cho nông nghiệp Sơn La nơi có thổ nhưỡng và khí hậu rất lý tưởng cho các loại nông sản.
Ông LƯU TÙNG ĐỊNH Giám đốc HTX Nông xanh, Mộc Châu, Sơn La
Từ hôm qua giờ tôi có đi cùng với đoàn có chè, rau, và dâu, tôi học hỏi được rất nhiều. tôi đang làm theo cách phổ thông, tôi thấy ông chủ ở đây giới thiệu về cách xử lý đất nó sẽ hạn chế được sâu hại nhiều, tôi áp dụng vào xử lý cho trang traija của tôi, vì trang trại của tôi cũng gặp vấn đề này.
Ông HÀ VĂN SƠN Giám đốc HTX Nông nghiệp An toàn An toàn Chiềng Hặc, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Qua 2 ngày đi tham quan các mô hình sản xuất hữu cơ, tôi đã học được cách sản xuất theo hướng hữu cơ, cách ủ phân cách xử lý môi trường sạch, tất cả từ khuôn viên sản xuất đến chế biến rất khép kín, tôi sẽ áp dụng và đưa tiêu chuẩn sản xuất này vào HTX của mình
Rất ấn tượng với những mô hình của các bạn Nhật Bản Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc trung tâm khuyến nông quốc mong muốn các HTX và người nông dân qua kinh nghiệm này có những cách tiếp cận mới đối với các chuỗi sản xuất hữu cơ và an toàn thực phẩm.
Ông LÊ QUỐC THANH Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Với công nghệ, quy trình và cách tiếp cận của người Nhật tôi cho rằng hết sức thành công, họ đang mong muốn mở rộng tại đây chứng tỏ rằng họ đã có thị trường, chúng tôi mong muốn đến đây giúp cho những người đang chuẩn bị triển khai dự án của chúng tôi học cách tiếp cận, học phương pháp và chia sẽ kinh nghiêm với nhau để rút ngắn được quá trình xây dựng các chuỗi an toàn khác với kinh nghiệm của người Nhật đã làm.
Làm nông nghiệp để trân trọng thiên nhiên, trân trọng tất cả những phế phẩm nông nghiệp, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng bào chế nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tạo ra sản phẩm tốt nhất mang giá trị đặc biệt, và hy vọng có thể lan tỏa đến người nông dân, HTX về quy trình canh tác, công nghệ chế biến từ các mô hình này.
Thưa quý vị và bà con, đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ bắt đầu được triển khai mạnh mẽ, chính là cơ hội để từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Nhìn từ nhiều góc độ, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng trong cách quản lý và sản xuất với nông nghiệp Nhật Bản. Nếu lựa chọn và thích ứng được, những kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp của Nhật Bản có thể vận dụng, tạo hiệu quả tốt cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Phóng sự của chúng tôi xin được kết thúc tại đây, xin chào và hẹn hặp lại.