Theo quan sát, để qua được chốt kiểm dịch động vật thì tất cả các chủ hàng đều phải vào bên trong bốt đóng lệ phí, loại phí này được các tiểu thương gọi là phí vào chợ. Với mức phí từ 100 đến 300.000 đồng.
Những cuộc giao dịch chỉ diễn ra trong chớp nhoáng, nhưng chúng có một điểm chung là đều không hề có bất cứ hóa đơn, chứng từ nào.
TIỂU THƯƠNG
Chợ gia cầm Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
Đóng theo ngày, theo tháng hoặc là đi chuyến nào đóng chuyến đấy. Không có hóa đơn đâu. Đi vào trong đấy có người thu, em vào chỗ bốt kia kìa, có người thu trong đấy.
TIỂU THƯƠNG
Chợ đầu mối Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
Cứ thế vào là bọn chị phải nộp thuế đấy, không tự nhiên mà ai cho vào. Cái chỗ này 1 tháng 3 triệu rưỡi, mỗi tối 300 nghìn tiền vào chợ với 100 nghìn tiền lồng. ai người ta cho vào không mà cứ thế vào. Cố định rồi, đi cũng phải nộp mà không đi cũng phải nộp.
Càng vào bên trong chợ đầu mối hải bối, việc kinh doanh buôn bán lại càng diễn ra tấp nập. Đi cùng với sự tập nập đó đó là những hình ảnh mất vệ sinh như thế này.
Người nhồi…. kẻ nhét… tại chợ đầu mối Hải Bối.
Từ già cho đển trẻ, họ bơm thứ chất lỏng có màu vàng đặc vào thẳng diều của những con gia cầm.
TIỂU THƯƠNG
Chợ gia cầm Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
Có gì đâu, bơm vào cho gà thôi mà. Vận chuyển thì gà nó hao cân lắm, bơm vào để bù cân chứ.
Sau đó những con gia cầm này sẽ được xé lẻ cho các chợ dân sinh, hoặc đưa vào lò giết mổ.
Vậy những con gà con vịt này sẽ được giết mổ như thế nào và được đưa đi đâu để tiêu thụ?
Lời dẫn: Thưa quý vị! Tôi dám chắc rằng, ai trong chúng ta cũng đã từng 1 lần ăn những món ăn được chế biến từ gà và vịt. Thế nhưng, có bao giờ quý vị thắc mắc những con gà, con vịt này sẽ được giết mổ như thế nào không? Vậy thì xin mời quý vị theo chân chúng tôi.