Trải qua 80 năm phát triển, Sơn La đã tận dụng lợi thế phát triển ngành hàng cà phê, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Xuất hiện lần đầu vào năm 1945, trải qua chặng đường gần 80 năm phát triển, đến nay Sơn La đã hình thành các vùng sản xuất cà phê tập trung chuyên canh, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đồng hành là sự tham gia của các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp với diện tích sản xuất phân bổ chủ yếu tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp và Thành phố Sơn La. Hiện sản phẩm Cà phê Sơn La đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước thuộc EU, Bắc Mỹ, Trung Đông và các nước ASEAN với giá tiêu thụ ổn định ở mức cao. Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những yếu tố tạo lên hương vị nổi tiếng cho cà phê Sơn La là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại đây tương đương với vùng trồng cà phê Arabica nổi tiếng thế giới của Brazil. Bám sát nhu thị trường và tận dụng lợi thế, thời gian qua các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La không ngừng đổi mới nghiên cứu và áp dụng trồng thử nghiệm các giống mới theo định hướng tái canh cây cà phê trên quy mô toàn tỉnh.
Bà CẦM THỊ PHONG
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
Thực hiện đề án tái canh cây cà phê của tỉnh thì một số các doanh nghiệp rồi các đơn vị nghiên cứu cũng đã đưa một số các giống cà phê mới và nghiên cứu tại Sơn La như là sống THA1 TN1 TN2 hay là Samaira thì thông qua việc đưa các giống cà phê mới vào trồng tại Sơn La thì có thể nói rằng đây là một cơ hội để người dân có thể từng bước thay thế các giống cà phê cũ bằng cách sống cà phê mới với năng suất cao hơn đáp ứng được tiêu chuẩn của sản xuất cà phê đặc sản)
Năm 2023 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành cà phê Sơn La bằng sự kiện lễ hội cà phê Sơn La lần thứ nhất với chủ đề “Arabica, Cà phê Sơn La - Hương vị núi rừng Tây Bắc”, Đây là sự kiện nhằm nâng tầm giá trị cây cà phê, gắn với nâng cao thu nhập, phát triển cà phê ổn định đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Song hành cùng sự kiện là các hoạt động nổi bật như: Khánh thành nhà máy chế biến cà phê Sơn La với tổng công suất 50.000 tấn quả cà phê tươi mỗi năm, tương đương 12.500 tấn cà phê nhân 1 năm; tổ chức các hội thảo chuyên đề trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong phát triển cây cà phê Sơn La cũng như thông qua nhiều chủ trương quyết định đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất.
Bà CẦM THỊ PHONG
PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La
(Đại ý: Là dịp để người chồng cà phê có thể giao lưu học tập và chia sẻ kinh nghiệm và những khó khăn vướng mắc… có thể giao lưu học hỏi và hỗ trợ họ rất nhiều trong trồng và sản xuất cà phê bền vững)
Ông NGUYỄN MAI SINH
Giám đốc Công ty Cổ phần cà phê Detech
Để mang lại những cơ hội cho người dân những người đang trực tiếp trồng cà phê hiểu hơn những lợi ích của cà phê… qua đó bạn bè quốc tế cũng biết đến cà phê Arabica Sơn La.
Trong định hướng phát triển nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, sự đồng hành và tiên phong của các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ mang lại những đột phá trong phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho bà con nông dân. Với đặc điểm là tỉnh miền núi, biên giới có tới 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó tỉ lệ lao động nữ tại nông thôn chiếm 49,12% toàn tỉnh, việc đảm bảo sinh kế và nâng cao vai trò của nguồn nhân lực này hiện đang được nhiều HTX và thôn bản chú trọng thực hiện.
Bà LÊ THỊ HẰNG
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cà phê Detech
Một ngành công nghiệp cà phê hướng tới sự phát triển bền vững… tạo công ăn việc làm cho nữ nông dân… phát triển ngành công nghiệp cà phê bền vững tại Sơn La nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chị HOÀNG THỊ LƯU
Xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Chúng tôi được tập huấn được đào tạo được quan tâm ví dụ như là các chị có tổ chức các lớp tập huấn quản lý tài chính… và tổ chức IWCA gửi tới chúng tôi những giống cây cà phê mới để chúng tôi đưa vào trồng thử nghiệm giúp tăng năng suất tăng chất lượng cuộc sống tăng thu nhập bền vững hơn cho chúng tôi.
Đến với tỉnh Sơn La hôm nay, có thể thấy rõ sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ đã được nâng cao thông qua các mô hình HTX điển hình như: HTX Ara-Tay hay liên minh cà phê quốc tế phụ nữ Việt Nam (IWCA). Với những thành tự trên, Sơn La đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển 25.000 ha, sản lượng cà phê nhân 40.000 tấn; thực hiện tái canh 9.800 ha; phát triển cà phê đặc sản 5.950 ha; phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt các tiêu chuẩn bền vững 18.000 ha cùng với đó là xúc tiến các sản phẩm cà phê đồng bộ, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Sơn La đã đề ra nhiều phương hướng trọng tâm.
Ông NGUYỄN THÀNH CÔNG
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
Công tác xúc tiến sản phẩm cà phê được thực hiện đồng bộ trên ba mặt một thị trường trong nước 2 thị trường quốc tế… thường xuyên đổi mới các mẫu mã bao bì chất lượng để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng để người ta trải nghiệm ra sản phẩm cà phê arabica Sơn La mang hướng hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Để phát triển bền vững, nâng tầm giá trị cà phê Sơn La, các chuyên gia nhận định, cần tăng diện tích cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản; mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica ở nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê đặc sản, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến và quản lý, tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường, từ đó tiến tới phát triển bền vững sản phẩm cà phê Sơn La đáp ứng mục tiêu xây dựng ngành nông nghiệp tuần hoàn.