Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Vai trò dẫn dắt của Khu nông nghiệp công nghệ cao. Sạ cụm, bón vùi phân giúp tăng lợi nhuận trồng lúa lên 4-5 triệu đồng/ha. Bánh trung thu rục rịch xuống phố.
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp lấy ý kiếm liên quan đến vấn đề thành lập Hội đồng ngành hàng lúa gạo, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban ngành như Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại Giao và các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo.Phát biểu tại cuộc họp, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên thu nhập người nông dân còn thấp, công nghệ còn manh mún, xuất khẩu gạo chưa đa dạng hóa thị trường, chưa kể đến vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến ngành hàng này. Trước những thách thức đó, rất cần có hội đồng liên ngành cùng đứng ra giải quyết thách thức đó.Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhận định, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ tạo thành tính liên kết mạnh mẽ, Hội đồng cùng đứng ra giải quyết những thách thức, khó khăn, từ đó giúp hạt gạo Việt Nam giữ vững thương hiệu trên thị trường. Trong thời gian sớm nhất, hai Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương sẽ báo cáo trình Chính phủ dự thảo thành lập Hội đồng trong thời gian sớm nhất
Vai trò dẫn dắt của Khu nông nghiệp công nghệ cao
(NGUYỄN THỦY SX)
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM đánh giá, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao đã có những đóng góp lớn trong việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhằm tạo bước đột phá về chất lượng, năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết kỳ vọng, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM không chỉ giới hạn trong việc thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao của thành phố, mà còn đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nâng cao chất lượng, giá trị, thân thiện môi trường, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong khu vực trên thế giới.
Sạ cụm, bón vùi phân giúp tăng lợi nhuận trồng lúa lên 4-5 triệu đồng/ha
Vụ hè thu 2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng trị triển khai mô hình Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng phương pháp sạ cụm, bón vùi phân, liên kết tiêu thụ sản phẩm tại hợp tác xã Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Giống lúa được sử dụng là BQ, phẩm cấp lúa xác nhận, diện tích mô hình 6 ha.
Kết quả cho thấy, so với ruộng đối chứng, cây lúa hấp thu tốt hơn, sinh trưởng phát triển bền, cây khỏe mạnh; giảm nhiều công lao động trong việc gieo sạ và bón phân lót, việc sạ theo hàng giúp mặt ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Năng suất lúa mô hình sạ cụm bằng với lúa sạ lan nhưng do giảm được lượng giống gieo và phân bón, thuốc BVTV nên chi phí đầu tư thấp hơn, cho lợi nhuận cao hơn 4-5 triệu đồng/ha.
Bánh trung thu ‘rục rịch’ xuống phố
(Trần Phi sx)
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Trung thu 2024, nhiều cửa hàng bánh tại TP.HCM đã mở bán, nhưng số lượng hàng nhập không nhiều.
Theo các tiểu thương, mùa bánh trung thu năm nay có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hương vị. Tuy nhiên, do thị trường bánh Trung thu chưa tới giai đoạn cao điểm nên số lượng bán ra còn ít, khách hàng chủ yếu là những người mua lẻ về thưởng thức. Do đó, các chủ cửa hàng cũng nhập hàng dè chừng, tiếp tục theo dõi sức mua rồi mới tính tới việc nhập thêm sản phẩm.
Các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, và Bibica cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, bao gồm cả bánh nhập khẩu từ Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc). Thị trường năm nay có nhiều mẫu mã và hương vị, từ truyền thống như sữa dừa, đậu xanh đến các hương vị độc đáo yêu thích của giới trẻ như sữa chua, phô mai sen. Giá bánh dao động từ 45.000 - 150.000 đồng, tăng nhẹ vì một số nguyên liệu lên giá.