Hiện nay tại ĐBSCL đang hình thành những mô hình liên kết trồng lúa giảm phát thải, mô hình không chỉ có trách nhiệm, tăng sản lượng lúa mà còn thân thiện với mô trường.
Trồng lúa giảm phát thải có trách nhiệm và thân thiện với mô trường
Hiện nay tại ĐBSCL đã và đang hình thành những mô hình liên kết trồng lúa thông minh ướt khô xen kẽ, nông dân không chỉ có lợi nhuận mà còn trách nhiệm với môi trường.
Cánh đồng 18ha này đang gieo sạ theo quy trình canh tác lúa thông minh ướt – khô xen kẽ (AWD). Mô hình do 4 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, Công ty Cổ phần Công nghệ Nano BSB (BSB Nanotech), Công ty Cổ phần MTK và Spiro Carbon cùng bắt tay thực hiện.
Phát biểu Ông NGUYỄN THÀNH HƯỞNG - Quản lý hoạt động ngành nông nghiệp Công ty BSB Nanotech: (Đây là một chìa khóa để chúng ta gỡ nút thắt mà trước đây chưa tháo được. Chúng tôi là một đơn vị về quy trình canh tác. Rồi có đơn vị về đo đạc và đơn vị mua bán. Tức mua cho nông dân và bán cho những đơn vị cần thiết sử dụng carbon để quy đổi, bù đắp. Một công ty phân bón chuyên dùng, thỏa một quy trình đó).
Phát biểu Ông TRƯƠNG THÀNH TRUNG - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MTK: (Qua việc kết hợp với Công ty Net Zero Carbon cộng thêm mô hình canh tác theo hướng khoa học, sẽ giúp nông dân tăng năng suất, quan trọng nhất việc sử dụng phân bón giúp giảm chi phí đầu tư, lượng thuốc BVTV sử dụng).
Lượng khí phát thải ra môi trường bị ảnh hưởng bởi thời gian khô ướt trên ruộng. Nếu quá trình canh tác, thời gian khô kéo dài, lượng khí phát thải sẽ thấp hơn. Việc canh tác đúng theo quy trình ướt – khô xen kẽ (AWD), có thể giúp bà con giảm được lượng phát thải từ 3,5 – 4 tấn/ha/vụ.
Phát biểu Ông TRẦN MINH TIẾN - Tổng Giám đốc công ty Net Zero Carbon: (Chúng tôi điều cho hệ thống vệ tinh quan trắc theo dõi chụp hình và sau kết thúc vụ vệ tinh sẽ phân tích đánh giá là thửa ruộng nầy là trong vụ vừa qua đã giảm bao nhiêu tấn cacsbon, thì chúng tôi chỉ cần có báo cáo của công ty cacsbon của Mỹ họ phát hành báo cáo đó sau khi có báo cáo đó chúng tôi sẽ thu mua cho người dân)
Tham gia mô hình trồng lúa thông minh này bà con nông dân được hướng dẫn kỹ thuật để giảm lượng nước, phân bón, thuốc BVTV. Qua đây, tiết giảm chi phí đầu vào ở nhiều khâu, đồng thời tăng năng suất, giá trị hạt lúa gạo.
Ông LA VĂN HÀNH - Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: (So với trước đây là tập quán canh tác hiện đại hơn nhiều lắm bấy giờ sạ cụm bòn phân vùi, so với trước giảm phân hoa học nhiều lắm)
Phát biểu Ông LÊ THANH TÙNG – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT): (Chúng ta canh tác giảm phát thải thì chúng ta có thể mở rộng ra các thị trường khác, người ta không chỉ ăn hạt gạo mà còn có trách nhiệm của những người sản xuất gạo. Mục tiêu của đề án là xây dưng thương hiệu gạo của ĐBSCL giảm phát thải khí nhà kính và chúng ta xây dựng thương hiệu gạo “Trách nhiệm, thân thiện và thịnh vượng” của người dân sản xuất lúa gạo)
Việc liên kết của 4 doanh nghiệp đã tạo ra một quy trình trồng lúa thông minh, khép kín từ đơn vị cung cấp vật tư đầu vào, đến việc cung cấp các giải pháp kỹ thuật, đưa ra các phương pháp quan trắc, đo đạc, báo cáo thẩm định lượng phát thải khí nhà kính, giúp tháo gỡ điểm nghẽn về giảm phát thải và tăng sản lượng lúa./.