Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong gieo cấy lúa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng phương pháp sạ cụm, kết hợp bón vùi phân, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Trồng lúa hướng hữu cơ gieo cấy bằng máy sạ cụm kết hợp bón vùi phân
Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong gieo cấy lúa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ bằng phương pháp sạ cụm, kết hợp bón vùi phân, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình triển khai tại cánh đồng Bàu Lát, HTX Kim Long, xã Hải Quế huyện Hải lăng trên diện tích 6 ha, sử dụng giống lúa BQ, với 11 hộ tham gia. Tham gia mô hình các hộ dân được trung tâm khuyến nông hỗ trợ 50% vật tư phân bón. Để thực hiện mô hình cán bộ kỷ thuật trung tâm khuyến nông triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình, và tham gia chỉ đạo suốt quá trình triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Quân - HTX Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng
Vụ Hè thu này, làm mô hình sạ cụm này gia đình tôi tham gia 0,35 tức là 7 sào. Vấn đề làm ở đây là nó đở đi một phần công lao động của mình, một phần mình đánh hàng đánh rãnh, mình chỉ vén ruộng thôi máy tự đánh rãnh cho mình, tất cả những cái đó gọi là công nghệ.
Việc áp dụng máy sạ cụm, kết hợp bón vùi phân sẽ giảm lượng giống gieo sạ, tiết kiệm được lượng giống từ 20-30 kg/ha. Hiện nay, lực lượng lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, vì vậy việc ứng dụng máy sạ cụm rất thuận tiện, vừa đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, tiết kiệm được lúa giống, giảm vật tư, thuốc BVTV,chi phí nhân công. Sạ cụm có mật độ thưa, để nhánh khỏe tập trung, hạn chế sâu bệnh và đỗ ngã.
Ông Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc HTX Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng
Được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh thì HTX cũng mạnh dạn đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sảo xuất như máy sạ cụm. Thì hiện nay HTX đang sản xuất với 6ha tại mô hình sạ cụm này. Thì qua mô hình sạ cụm này thì bước đầu người dân cũng phấn khởi trong việc đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay HTX mong muốn quan mô hình trình diễn này mang lại hiệu quả và tiếp tục HTX sẽ nhân rộng trong thời gian tới
Thông qua mô hình giúp hộ dân tiếp nhận kỹ thuật được chuyển giao, nâng cao năng lực, trình độ thâm canh cho nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giới thiệu cho bà con nông dân về việc tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên cùng diện tích.