Cùng với việc xuất hiện nhiều loại dịch bệnh trên vật nuôi, vấn nạn sử dụng vacxin, kháng sinh bừa bãi, thiếu kiểm soát đang khiến tỷ lệ kháng kháng sinh trên vật nuôi gia tăng nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
Tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng trên đàn vật nuôi
Hiện nay, trong khuôn khổ Khung đối tác một sức khoẻ về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người, Kháng kháng sinh được đề cập tới là nội dung đặc biệt quan trọng được quy định tại nhiệm vụ số 3 trong Khung đối tác. Ngoài ra, kháng kháng sinh cũng bị Tổ chức y tế thế giới - WHO xếp trong số 10 mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe toàn cầu.
Chia sẻ ở Hội thảo "Huy động hợp tác đa ngành chung tay hợp tác với kháng kháng sinh" diễn ra tại Hà Nội, ngày 5/5, Giáo sư Robyn Alders của tổ chức Chatham House cho biết, trước sự gia tăng dân số và sự đô thị hóa toàn cầu, sản lượng gia cầm đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, với hơn 1 nghìn tỷ quả trứng và trên 122 triệu tấn thịt gia cầm được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, việc gia tăng sản lượng nhanh chóng nhưng thiếu kiểm soát tại nhiều quốc gia đã và đang đi kèm với sự gia tăng các loại dịch bệnh, kháng kháng sinh trên gia cầm nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần có các kế hoạch cụ thể để phòng trừ mối nguy kháng kháng sinh trên vật nuôi, nhất là ở gia cầm.
Giáo sư ROBYN ALDERS
Tổ chức Chatham House
The emergence of diseases with epidemic and even pandemic potential, such as avian influenza and the development of antimicrobial resistance. Vietnam is acknowledged as a leader in these in the efforts to manage these risks.
Sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới có khả năng gây gia các đợt dịch, thậm chí là đại dịch. Chẳng hạn như cúm gia cầm và sự phát triển của kháng kháng sinh. Việt Nam được biết đến là quốc gia đi đầu trong nỗ lực quản lý rủi ro này.
Reducing antimicrobial resistance is a prime example of a complex one health challenge to ensure that effective antimicrobials continue to be available to support human, animal and plant health, all relevant sectors and disciplines associated with the production distribution, use and disposal of antimicrobials must agree on and practice responsible antimicrobial stewardship.
Kháng kháng sinh là một ví dụ điển hình về thách thức phức tạp về sức khỏe cùng với việc đảm bảo rằng các loại thuốc kháng sinh tiếp tục hỗ trợ hiệu quả sức khỏe con người và động vật.
Để bảo vệ sức khỏe con người và động vật , tất cả các ngành có liên quan đến sản xuất, phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh phải triển khai các biện pháp thực hành quản lý kháng sinh có trách nhiệm.
Nghiên cứu kháng kháng sinh tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe thực hiện từ tháng 3/2019 đến nay cho thấy, tỷ lệ tồn dư kháng sinh trong thịt gà dao động từ 7 đến 9% với 9 hợp chất được phát hiện, hệ vi sinh vật trong thịt gà kháng hầu hết các nhóm kháng sinh.
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho rằng, thực trạng về kháng kháng sinh tại Việt Nam còn nhiều bất cập trong quy định về việc cung cấp thuốc kháng sinh trong y tế và thú y; cung ứng kháng sinh y tế và thú y; hệ thống giám sát sử dụng kháng sinh.
Điều này đòi hỏi các cấp các ngành tại Việt Nam cần tiếp tục tăng cường phối hợp với nhau dựa trên cách tiếp cận một sức khỏe, vì con người, động vật, thực vật và môi trường.
Ông VŨ THANH LIÊM
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT)
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường – Bộ TN và MT, các chất thải từ hoạt động chăn nuôi nếu không được xử lý đúng sẽ là nguồn lây truyền kháng sinh nguy hại đến môi trường. Dư lượng kháng sinh tồn tại lâu trong môi trường sẽ khiến các vi khuẩn thích nghi, theo chuỗi thức ăn, con người sẽ hấp thụ dư lượng kháng sinh vào cơ thể.
Trong năm 2022, cả nước phát thải 68 triệu tấn chất thải rắn từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên 249 triệu mét khối, trong khi lượng nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản lên tới 1,68 triệu mét khối.