Việt Nam - Thái Lan hợp tác quảng bá rau, hoa, quả. Hơn 6.000ha lúa của Sóc Trăng nguy cơ bị thiệt hại. Thừa Thiên - Huế còn 385 tàu cá '3 không'. Sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng bè.
Việt Nam - Thái Lan hợp tác quảng bá rau, hoa, quả
Minh Sáng – Nguyễn Thủy sx
Trong khuôn khổ triển lãm chuyên ngành về rau, hoa, quả năm 2024 từ ngày 13 đến 15/3 tại TP.HCM, sẽ diễn ra Chương trình họp báo Công bố hợp tác giữa HortEx Vietnam và Agritechnica Asia. Trên cơ sở thành công từ kỳ triển lãm trước và dựa trên nhu cầu của thị trường cũng như các doanh nghiệp, từ năm 2025, HortEx Vietnam sẽ tổ chức song hành hai triển lãm HortEx và Agritechnica Asia, sự kiện của chuỗi Triển lãm máy móc nông nghiệp hàng đầu thế giới. Đây là hoạt động thường niên, được tổ chức luân phiên tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Bangkok (Thái Lan). Qua đó, kỳ vọng vào sự kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.
Đặc biệt, trong sáng nay, Công ty triển lãm Nova Exhibitions BV (Hà Lan), Công ty Dịch vụ Quảng cáo và triển lãm Minh Vi và Phòng Thương mại tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác phối hợp trong xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm rau, hoa, quả.
Hơn 6.000 lúa của Sóc Trăng nguy cơ bị thiệt hại
Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân trong vùng hạn, mặn xâm nhập không sản xuất vụ lúa Đông Xuân muộn (tức lúa vụ 3). Nhưng vì tận dụng thời điểm giá lúa ở mức cao, nhiều nông dân xuống giống tự phát, khiến nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do thiếu nước tưới.
Tại huyện Long Phú, địa phương có diện tích lúa Đông Xuân muộn lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Toàn huyện xuống giống gần 6.000 ha lúa vụ Đông Xuân muộn, hiện lúa trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh và trổ đòng, nhưng do ảnh hưởng mặn nên hiện có 334 ha bị ngộ độc và gần 74 ha lúa bị thiếu nước có nguy cơ bị thiệt hại hoàn toàn.
Phòng NN-PTNT huyện Long Phú cho biết, dự báo hạn mặn sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5/2024. Trong khi đó, lúa đang giai trong giai đoạn phát triển quan trọng, không có nước tưới lúa sẽ chết, còn nếu tưới nước mặn thì dù cây lúa có sống được cũng sẽ cho năng xuất rất thấp.
Thừa Thiên Huế còn 385 tàu cá '3 không'
Công Điền
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện còn 385 tàu cá chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên chưa thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định.
Việc tồn tại một số lượng lớn tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép đã ảnh hưởng đến nỗ lực thực hiện các quy định của pháp luật gắn với khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để gỡ “thẻ vàng” thủy sản về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Trước thực trạng đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyên địa phương tập hợp hồ sơ, cơ sở dữ liệu chuẩn bị, hướng dẫn chủ tàu đăng ký chính thức khi có Thông tư sửa đổi bổ sung của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng bè
Thanh Nga sx
Với mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, năm 2024, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại vùng nuôi theo tiêu hướng khuyến khích phát triển ở các vùng thuận lợi về giao thông, môi trường nước ổn định nhằm hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi, nhất là thời điểm giao mùa.
Số liệu lũy kế đến năm 2023, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 246 lồng bè nuôi cá với thể tích nuôi đạt hơn 34.000m3.Trong đó, nuôi nước ngọt hơn 18.300 m3 và nuôi mặn lợ đạt gần 15.000 m3. Sản lượng thu hoạch đạt khoảng 330 tấn, mang lại thu nhập cao cho người nuôi trồng. Các đối tượng nuôi chủ yếu đang phát triển là cá chẽm, cá leo, cá lăng, hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá mú và cá diêu hồng, tập trung nhiều ở các huyện Vũ Quang, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Tin dự phòng
Độc đáo với vườn tre bonsai được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ
Hùng Khang sx
Năm 2018, chứng kiến loài cây thân thương dần bị mất đi bởi quá trình công nghiệp hóa, anh Nguyễn Sỹ Luân ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã quyết định trồng và thử nghiệm cây tre bon sai theo hướng hữu cơ.
Sau 6 năm trồng và chăm sóc, đến nay khu vườn rộng gần 20.000m3, của hợp tác tác xã Vườn Chum do anh Luân làm Giám đốc đã có hằng trăm tác phẩm tre bon sai mang đủ các thế đứng độc đáo.
Nguyên liệu chính để làm nên các tác phẩm tre bonsai đó chính là tre ngà và tre gai. Theo anh Luân, việc sử dụng phân hữu cơ trong chăm sóc cây tre không những giúp giảm chi phí mà còn thân thiện với môi trường.
Hiện nay, hợp tác xã của anh có 6 thành viên. Với doanh thu hằng năm từ 350 đến 400 trăm triệu đồng.