Huyện Ba Chẽ có hơn 90% diện tích tự nhiên là rừng, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển lâm nghiệp và các loại cây dược liệu. Đến 2025, Ba Chẽ phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và dược liệu của tỉnh Quảng Ninh.
Xây dựng bản đồ quy hoạch, tương lai trở thành trung tâm lâm nghiệp đất mỏ
Huyện Ba Chẽ có hơn 90% diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển lâm nghiệp và các loại cây dược liệu dưới tán. Giai đoạn 2020-2025, Ba Chẽ phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và dược liệu của tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Ba Chẽ có hơn 90% diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển lâm nghiệp và các loại cây dược liệu dưới tán. Tận dụng lợi thế đó, huyện đã tập trung phát triển diện tích rừng gỗ lớn và các giống cây bản địa.
Được biết, huyện Ba Chẽ đã xây dựng Đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2019-2025 với mục tiêu đến năm 2025 hình thành và phát triển ổn định vùng trồng có quy mô 5.000ha, đáp ứng nhu cầu phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu. Chương trình trồng rừng gỗ lớn, thay thế trồng cây keo ngắn ngày là hướng đi bền vững, vừa làm giàu cho người dân, vừa bảo vệ đất, rừng và hệ sinh thái.
Ông Ngô Văn Trọng (Thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, Ba Chẽ) cho biết: "Một giá trị của của cây dổi này khi 12-15 năm thì nó sẽ gấp đôi, gấp 3 khi mình trồng keo và đến 12 -13 năm thì mỗi cây mỗi cây thu hoạch sẽ được từ 5 đến 7 triệu và lấy hạt, nay mai những cái cây nó phát tán để chúng tôi trồng những cây dược liệu ở bên dưới gốc cây, dưới tán cây để lấy ngắn nuôi dài, để là đảm bảo cuộc sống lâu dài, ví dụ như là trồng cây ba kích, cây dược liệu hay là cây tài lệch. Theo tôi, phải làm để lại cho con cháu, để bảo vệ môi trường này, không khí tốt, cái thứ 2 nữa là lợi nhuận để sau này cho con cái".
Sau 3 năm triển khai thực hiện đề án phát triển rừng gỗ lớn, đến nay, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã trồng được 2600 hécta. Trong đó, trồng rừng tập trung đạt 2400 hecta, trồng cây phân tán 45 hecta, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn là 95 hecta.
Ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: "Hiện nay, huyện cũng đang chỉ đạo là xây dựng cái bản đồ quy hoạch vùng trồng rừng gỗ lớn và cũng đang triển khai các cái công tác tiếp tục rà soát lại các cái quỹ đất do xã quản lý chưa giao, chưa cho thuê, đặc biệt là những cái quỹ đất mà đã giao cho cộng đồng thôn quản lý để triển khai trồng rừng gỗ lớn.Chúng tôi tin tưởng rằng với những cái sự vào cuộc tích cực này của cả hệ thống chính trị và của người dân thì cái việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện của chúng ta năm 2022 và các năm tiếp theo sẽ phát huy được hiệu quả và cũng sẽ đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của tỉnh cũng như kế hoạch của huyện Ba Chẽ chúng ta huyện Ba Chẽ sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới."
Nhờ tuyên truyền, hiện nay, người dân huyện Ba Chẽ đã hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc trồng rừng cây gỗ lớn. Qua đó, chủ động trồng rừng cũng như chuyển hóa rừng gỗ nhỏ, ngắn ngày sang trồng rừng lâu năm, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường.Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và từng bước đưa Ba Chẽ trở thành trung tâm phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh.