Xử lý ngay các đối tượng gây ô nhiễm thủy lợi Bắc Hưng Hải. Cần có chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với phúc lợi động vật. Xuất khẩu thủy sản hạ nhiệt.
XỬ LÝ NGAY CÁC ĐỐI TƯỢNG GÂY Ô NHIỄM THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI
Liên quan đến vấn đề ô nhiễm hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải, Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các địa phương liên quan tập trung tăng cường, đẩy nhanh triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, các công việc, giải pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý ngay các hành vi, hoạt động, các đối tượng, cơ sở xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 để quản lý chặt chẽ chất lượng môi trường nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn, phòng, chống và ngăn chặn được các đối tượng, các hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường nước trái phép.Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương đã ra quyết định xử phạt 4 đơn vị với tổng số tiền là 740 triệu đồng vì vi phạm nghiêm trọng về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải.
CẦN CÓ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Sáng 2/6, tại phiên thảo luận của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Thi đề nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, thuế, tín dụng và công nghệ để thu hút nguồn lực xã hội, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Đại biểu chỉ ra rằng, bên cạnh các giải pháp của Chính phủ thì cần xem xét năng lực hấp thụ vốn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư.Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Văn Thi đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đại biểu Nguyễn Văn Thi cho rằng, việc tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay cần bắt đầu chuyển đổi phương thức sản xuất từ quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ sang hợp tác xã gắn với đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo thành các liên kết nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có cơ chế chính sách phù hợp hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA GẮN VỚI PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT
Sáng 2/6, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phối hợp cùng Công ty CP Hội chợ trienr lãm và Quảng cáo Việt Nam tổ chức hội thảo” Sử dụng các công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa”.Phát biểu tại Hội thảo, Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, ngành chăn nuôi bò sữa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho người dân Việt Nam, mà đây còn là sinh kế của bà con nông dân . Do đó, ngành chăn nuôi bò cần có chiến lược bền vững, gắn chặt với liên kết sản xuất và giá trị sản phẩm.Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định thương mại, cam kết quốc tế, ngành chăn nuôi bò sữa cần phải chú trọng tới phúc lợi động vật, môi trưởng, phát thảiBên cạnh hội thảo, Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô cũng đang diễn ra triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 3 tại Việt Nam với sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
XUẤT KHẨU THỦY SẢN HẠ NHIỆT
Sau khi đạt trên 1,1 tỷ USD trong tháng 4 năm nay với mức tăng trưởng hơn 50%, bước sang tháng 5, xuất khẩu thuỷ sản đã hạ nhiệt, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 chững lại chủ yếu do xuất khẩu tôm giảm.xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm tăng đột phá nhờ các doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều đơn vị xuất khẩu ký được hợp đồng lớn từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh Covid-19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu tác động giá tôm tăng.Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng tôm 2022.