Xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm đạt gần 6 triệu tấn. Tuần tra giám sát hoạt động nghề cá vùng biển Tây Nam bộ. Xuất khẩu cá ngừ sang Anh đạt hơn 4,5 triệu USD. Nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm đạt gần 6 triệu tấn
Phạm huy
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan,xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước cho đến nay , tăng tới 20% so với cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch cả năm. Mức xuất khẩu gạo kỷ lục để đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng qua lên gần 3,2 tỷ usd, tăng hơn 34% về giá trị. Trong số các thị trường nhập khẩu, Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Ga Na là những quốc gia nhập gạo Việt Nam nhiều nhất với mức tăng trưởng có thị trường đến hơn 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết giá gạo tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm nhiều ngày qua nhưng giá lúa gạo trong nước vẫn tăng cao. Hiện giá gạo trong nước cao hơn xuất khẩu từ 5 - 7 % tương đương từ 660 đến 680 usd một tấn với loại 5 % tấm.
Kiểm ngư Vùng V tuần tra giám sát hoạt động nghề cá vùng biển Tây Nam bộ
Đoàn công tác số 7 (Chi cục Kiểm ngư Vùng V – Cục Kiểm ngư) gồm 15 thành viên do ông Trần Nam Chung (Kiểm ngư viên - Phòng Pháp chế Thanh tra Cục Kiểm ngư) làm Trưởng đoàn tuần tra, xuất quân thực hiện tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá trên vùng biển Tây Nam Bộ, thời gian từ ngày 11 – 30/9. Chuyến công tác nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ, động viên, tạo sự yên tâm để ngư dân hoạt động khai thác thuỷ sản đúng quy định của pháp luật trên vùng biển Tây Nam Bộ, vùng biển giáp ranh với Malaysia, Thái Lan và Vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia. Theo Chi cục Kiểm ngư Vùng V, đây là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp ngư trường giữa các nghề, tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều phức tạp. Một vài năm gần đây đã xuất hiện tàu cá của tỉnh Tiền Giang hành nghề lưới kéo đôi hoạt động, các tàu này một số có thể nằm trong danh sách tàu cá mất kết nối giám sát hành trình và có nguy cơ cao vi phạm IUU theo thông báo được cập nhật.
Xuất khẩu cá ngừ sang Anh đạt hơn 4,5 triệu USD
Phạm Huy
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, tại thị trường Anh, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 13, còn Ecuador đang dẫn đầu thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh trong những tháng cuối năm sẽ vẫn tiếp tục khả quan. Nguyên nhân là do năm nay hiện tượng en ni nô kéo dài khiến lượng mưa tại kênh đào Panama giảm, từ đó ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa của các nước Nam Mỹ sang các nước châu Âu qua kênh đào Panama. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, sau khi sụt giảm mạnh 51 % trong tháng 5, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh tiếp tục tăng trong hai tháng sau đó. Sự tăng trưởng này đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh trong bảy tháng đầu năm nay lên cao hơn 77 % so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 4,5 triệu USD.
Nâng chất lượng trái cây xuất khẩu
Trần trung – Hồng Thủy
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững cho ngành xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) phối hợp với cùng với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng chuỗi giá trị trái cây Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu”. Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan chung về tình hình tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của trái cây xuất khẩu Việt Nam, chia sẻ các kết quả dự án “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng trong chuỗi giá trị xoài và bưởi tại ĐBSCL giai đoạn 2020-2023”. Hội thảo cũng là cơ hội để tăng cường sự kết nối và đối thoại giữa ngành trái cây, chính phủ, các bên cung ứng dịch vụ và các đơn vị liên quan, các tổ chức quốc tế về những vấn đề quan trọng được xác định dọc theo chuỗi giá trị trái cây, chia sẻ các giải pháp khả thi, qua đó chuyển thành các khuyến nghị để định hướng xây dựng các chính sách ngành phù hợp.