Khoa học và công nghệ tạo động lực xây dựng nông thôn mới. Xuất khẩu nông sản vượt 40 tỷ USD. Ấn Độ là điểm sáng của thị trường cao su. Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam giảm 6%.
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠO ĐỘNG LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Chiều 3/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025. Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá chương trình đã có tác động rõ rệt đến kết quả thực hiện 12 trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM, rõ rệt nhất là các tiêu chí về thu nhập, quy hoạch, thuỷ lợi, môi trường và chất lượng sản phẩm... Theo đó, các tác động này đã góp phần tạo động lực, giá trị khoa học công nghệ để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.Giai đoạn vừa qua, với 97 quy trình sản xuất và công nghệ mới được chuyển giao, 208 mô hình trình diễn có hiệu quả cùng hàng nghìn trang thiết bị hỗ trợ của các dự án. Thông qua chương trình, các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên 20% trong phạm vi dự án.
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VƯỢT 40 TỶ USD
Cũng trong chiều nay, Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 9 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến. Thông tin tại cuộc họp cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu nông sản kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản qua 9 tháng tăng 15,2%, ước khoảng 40,8 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực nông, lâm, thuỷ sản đạt gần 3% so với cùng kỳ 2021.Với những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, ngành nông nghiệp đã duy trì được đà tăng tăng trưởng khá với đà tăng của các sản phẩm xuất khẩu nông sản nông sản xuất khẩu chủ lực.Hướng đến mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 50 tỷ USD trong năm nay, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, định hướng các địa phương nhất là các vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
ẤN ĐỘ LÀ ĐIỂM SÁNG CỦA THỊ TRƯỜNG CAO SU
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá cao su trên thị trường thế giới đang có chiều hướng tiếp tục đi xuống như trong tháng 9 do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cao su vào thị trường này bị thâm hụt lợi nhuận lớn trong 3 tháng gần đây do Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Việt Nam.Bên cạnh đó, sự mạnh lên của đồng USD trong thời điểm này cũng dự báo giá cao su vẫn duy trì ở mức thấp trong tương lai.Tuy nhiên, ngành cao sư vẫn ghi nhận điểm sáng lớn tại thị trường Ấn Độ. Trong 9 tháng năm 2022, cả nước xuất hơn 11.000 tấn cao su sang quốc gia Nam Á, tăng 45% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ ROBUSTA CỦA VIỆT NAM GIẢM 6%
Tuần qua, giá cà phê trong nước giảm tới 1.200 - 1.400 đồng/kg và đang duy trì mức 46.100 - 46.500 đồng/kg.. Dự báo sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam đang giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023, xuống còn 1,72 triệu tấn. Tuy vậy, Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 4 tháng cuối năm vẫn rất tươi sáng với giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm nay và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.