| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam nhận 1.000 thông báo của WTO về quy định SPS

Thứ Sáu 27/10/2023 , 19:50 (GMT+7)

Đồng Tháp Khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ NN-PTNT đã và đang chú trọng vào chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật và xem đây là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Có 80% thông báo SPS liên quan đến thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Ngày 27/10 Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) kết hợp với Sở NN-PTNT Đồng Tháp tổ chức hội nghị phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh – Bắc Ailen (UKVFTA). Hội nghị đã giải đáp những thắc mắc về quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đến các doanh nghiệp, HTX, Hội quán và nông dân sản xuất nông nghiệp xuất khẩu trên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT) cho biết, trước đây nông dân sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung cho sản lượng càng cao càng tốt, nhưng kể từ năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ NN-PTNT đã và đang chú trọng vào chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật và xem đây là vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc xuất và nhập nông sản vào một quốc gia nào đó phải đòi hỏi nông sản luôn đảm bảo sạch dịch bệnh nhằm tránh lây lan mầm bệnh từ nước này sang nước khác.

Trước đây nông dân sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung cho sản lượng càng cao càng tốt, nhưng kể từ năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ NN-PTNT đã và đang chú trọng vào chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước đây nông dân sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung cho sản lượng càng cao càng tốt, nhưng kể từ năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ NN-PTNT đã và đang chú trọng vào chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nam, nhiều năm gần đây Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thông báo thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Trong đó có 80% thông báo liên quan đến thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đặc biệt khi doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào các thị trường trên thế giới, khi bị cảnh báo chứa dư lượng thuốc BVTV bị trả về sẽ ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp đó và bị thiệt hại nặng nề về chi phí phải mang đi tiêu hủy và sâu xa hơn làm ảnh hưởng thương hiệu nông sản chung của Việt Nam.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, EU cảnh báo Việt Nam có 31 vi phạm về xuất khẩu nông sản, đa số bị vướng về mặt dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trong nông sản vượt mức cho phép, nếu so với năm 2022 thì giảm 24%.

Nhiều năm gần đây, Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thông báo thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều năm gần đây, Việt Nam nhận được khoảng 1.000 thông báo từ các thành viên WTO đưa ra nhiều thông báo thay đổi biện pháp SPS để gia tăng phòng dịch bệnh lây lan trong việc xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Mục tiêu của biện pháp SPS là bảo vệ sức khỏe và và bảo vệ sức khoẻ động vật và thực vật của mỗi quốc gia thành viên, tránh tạo ra các rào cản không cần thiết trong thương mại giữa các quốc gia thành viên”, ông Nam khẳng định.

Nông sản Đồng Tháp có nhiều thế mạnh trong xuất khẩu

Đồng Tháp là địa phương nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, cây ăn trái ở ĐBSCL. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp có bước phát triển khá nhanh đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng Tháp quyết tâm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với phương châm “Hợp tác, liên kết, thị trường” và chọn ra 5 ngành hàng chủ lực để tập trung nguồn lực phát triển gồm lúa gạo, xoài, sen, cá tra, và hoa kiểng. Theo đó, ngành nông nghiệp Đồng Tháp chủ động phối hợp với các đơn vị và địa phương triển khai tổ chức sản xuất, thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, không chia tách sản xuất nông nghiệp thành khu vực riêng lẻ, độc lập.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, EU cảnh báo Việt Nam có 31 vi phạm về xuất khẩu nông sản, đa số bị vướng về mặt dư lượng thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, EU cảnh báo Việt Nam có 31 vi phạm về xuất khẩu nông sản, đa số bị vướng về mặt dư lượng thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Tháp cho biết, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan, trong đó có mặt hàng gạo và rau quả. Bên cạnh đó, với những lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Đồng Tháp có những thế mạnh nhất định trên thị trường thế giới.

Thứ nhất, nhu cầu về lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng mạnh. Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự mất ổn định và biến động về kinh tế, chính trị thế giới, mối lo ngại về an ninh lương thực mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong đó, nông sản Đồng Tháp đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật. Đồng Tháp có nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như xoài, nhãn, cây có múi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu thị trường, sản lượng lớn có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc.

Thứ hai, Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có nhiều cam kết rất chặt chẽ. Trong đó có quy định về quy tắc xuất xứ của nông sản. Đồng Tháp đã có kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.

Mục tiêu của biện pháp SPS là bảo vệ sức khỏe và và bảo vệ sức khoẻ động vật và thực vật của mỗi quốc gia thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mục tiêu của biện pháp SPS là bảo vệ sức khỏe và và bảo vệ sức khoẻ động vật và thực vật của mỗi quốc gia thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ ba là sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ với việc ứng dụng nền tảng số sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản. Đồng Tháp đã ưu tiên chọn lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện chuyển đổi số. Công nghệ số sẽ hỗ trợ, góp phần chuyển từ hệ thống canh tác và phân phối truyền thống sang hệ thống canh tác thông minh, phân phối hiện đại tích hợp với các nền tảng trực tuyến và kết nối các quốc gia với nhau.

Thứ tư là phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu. Mục tiêu của chuỗi là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, cũng như thân thiện với môi trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường.                                                                         

SPS là kênh trao đổi thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề SPS. Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam để giúp Bộ trưởng Bộ NN-PTNT làm đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.