Hiện nay, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên chủ yếu bao gồm các loại cá nước ngọt có giá trị thấp như: các mè, cá linh, rô phi, cá bống, sặc, rô… đến các loại cá quý hiếm như cá chẻm, bống tượng, cá sửu, cá ngát, bông lau và các loài nhuyễn thể như tôm, tép, ốc hến,…
Các phương tiện đánh bắt thủy sản trên sông |
Nhiều người coi nghề khai thác các nguồn lợi này như nghề chính mưu sinh, với các hình thức đánh bắt phổ biến như: giăng câu, thả lưới, đặt lọp, cào, đặt dến, đặt đáy,… với sản lượng khai thác hàng năm từ vài trăm đến hàng nghìn tấn. Hoạt động khai thác diễn ra mạnh nhất vào mùa nước nổi.
Do nguồn lợi ngoài tự nhiên là hữu hạn, mà người dân khai thác quá mức, chưa đi đôi với ý thức bảo vệ, bên cạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại nên dẫn đến cạn kiệt, một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, các hình thức vi phạm trong khai thác nguồn lợi thủy sản ngày càng tinh vi hơn, lực lượng chức năng khó có thể kịp thời phát hiện và xử lý.
Hình thức vi phạm phổ biến nhất là dùng điện với các phương tiện là siệt điện và cào điện, dùng hóa chất và lưới mắc nhỏ. Thực tế việc sử dụng điện để siệt cá ở vùng nông thôn diễn ra rất phổ biến. Đa số là nông dân tận dụng thời gian rảnh rỗi, hay lúc không có việc làm để kiếm thêm thu nhập, thực phẩm cho gia đình. Việc sử dụng điện để siệt cá không những tiêu diệt các loài cá nhỏ, cua ốc,… mà còn có thể gây chết người do điện giật.
Cách đây vài tháng, một thanh niên tên K 23 tuổi, ngụ ở xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã bị điện giật dẫn đến tử vong khi đang dùng điện để siệt cá. Người nhà nạn nhân cho hay buổi chiều nên thanh niên này sau khi đi làm về đã kéo lưới điện nhà xuống ao xiệt cá, khi anh K đang loay hoay sửa “đồ nghề”, thì vì một phút sơ ý người nhà cắm nhằm chui điện khiến anh K tử vong tại chỗ, để lại vợ và đứa con thơ đưa đầy 2 tuổi.
Cào điện là hình thức đánh bắt tận diệt và có thể gây chết người |
Sự việc khiến người thân, bạn bè anh K ai nấy hết sức bàng hoàng và đau lòng. Một người khác tên H, ngụ tại xã Mỹ An, huyện Mang Thít làm nghề dùng đi-na-mô siệt cá dưới sông cho biết : “Việc dùng siệt bắt cá rất nguy hiểm, như đùa với tử thần, nhưng vì nhà không có ruộng vườn, công việc chính thu nhập thấp nên nhiều người thường tận dụng lúc đang đêm mới đi đánh bắt để tránh gặp phải lực lượng chức năng. Biết là nhà nước cấm, nhưng thấy nhiều người làm, vì cuộc sống nên cũng làm”.
Tuy nhiên, hiện nay công tác thanh kiểm tra và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Vĩnh Long vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định.
Theo bà Văn Thị Nhi, Trưởng phòng bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc chi cục thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Trong năm 2017, để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh nhà đoàn thanh tra của chi cục thủy sản Vĩnh Long đã tiến hành 13 cuộc thanh kiểm tra, trong đó có 6 cuộc thanh kiểm tra về việc chấp hành các quy đinh về khai thác thủy sản đối với 374 cơ sở, phương tiện khai thác.
Kết quả phát hiện 13 vụ phạm, trong đó có 10 vụ vi phạm liên quan đến hành vi sử dụng điện, tàng trữ kích điện để khai thác thủy sản. Cơ quan chức năng đã xử lý phạt tiền 11 vụ với tổng số tiền là 32.500.000 đồng, tịch thu 10 đi-na-mô, đồng thời nhắc nhở buộc cam kết với thực hiện các quy định về khai thác thủy sản 2 vụ.
Thả lưới trên sông |
Sau khi nhận xử phạt một số đối tượng dùng điện đánh bắt thủy sản vẫn tái phạm bởi vì lý do cuộc sống mưu sinh, khó đổi nghề và họ không biết phải làm gì. Hơn nữa lực lượng chức năng thanh, kiểm tra hiện nay là tương đối mỏng khó phát hiện và xử lý kịp thời. Khi một đối tượng vi phạm bị bắt các đối tượng khác lẩn trốn, xóa dấu vết, cất giấu phương tiện vi phạm thì lực lượng chức năng không thể làm gì được”.
Cũng theo Trưởng phòng Văn Thị Nhi, hiện nay công tác tuyên truyền vận động, giáo dục ý thức người dân cùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiện hiện nay là hết sức thiết thực. Trong năm, chi cục thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 8 đợt tuển truyền cho 194 lượt cán bộ,công chức các đơn vị tham gia về nội dung các văn bản pháp luật liên quan và 20 lớp tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật với hơn 775 lượt người tham dự.
Đối với các địa phương vi phạm thì Chi cục thủy sản tỉnh liên hệ địa phương để vận động người dân giao nộp phương tiện gây hại, không sử dụng hóa chất độc hại để đánh bắt thủy sản, đồng thời làm cam kết không sử dụng nữa. Vào các tháng đàn cá tôm ngoài tự nhiên sinh sản, thì đoàn thanh tra tăng cường công tác thanh kiểm tra nội đồng, đi theo con nước đêm để bảo vệ cá nhỏ và cá bố mẹ.
Để bổ sung thêm nguồn lợi thủy sản ngoài địa phương, phòng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Long, hằng năm đều kết hợp vận động các phật tử, cơ sở ương các giống, thuốc thú y thủy sản tổ chức nhiều đợt phóng sanh các loại giống phù hợp với khuyến cáo vào các dịp rằm lớn. Bên cạnh đó, tiến hành phát tờ rơi treo pa nô áp phích tuyên truyền cho người dân hiểu và cùng bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động câu tôm trong khai thác thủy sản |
Theo bà Văn Thị Nhi, Trưởng phòng bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc chi cục thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Trong năm 2017, để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh nhà đoàn thanh tra của chi cục thủy sản Vĩnh Long đã tiến hành 13 cuộc thanh kiểm tra, trong đó có 6 cuộc thanh kiểm tra về việc chấp hành các quy đinh về khai thác thủy sản đối với 374 cơ sở, phương tiện khai thác. Kết quả phát hiện 13 vụ phạm, trong đó có 10 vụ vi phạm liên quan đến hành vi sử dụng điện, tàng trữ kích điện để khai thác thủy sản. Cơ quan chức năng đã xử lý phạt tiền 11 vụ với tổng số tiền là 32.500.000 đồng, tịch thu 10 đi-na-mô, đồng thời nhắc nhở buộc cam kết với thực hiện các quy định về khai thác thủy sản 2 vụ.” |