| Hotline: 0983.970.780

Thành lập 'Quỹ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản'

Thứ Tư 08/11/2017 , 14:55 (GMT+7)

Những năm qua, công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Năm 2007 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29 về việc thành lập và quy định về tổ chức, hoạt động của Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam.

* Đáp ứng đòi hỏi thực tiễn công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản quốc gia

15-02-52_nh_quy_bo_ton
Các rạn san hô bị phá hủy, nhiều loài sinh vật biển không còn nơi trú ngụ

Theo Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) trình Quốc hội khóa 14 năm 2017, “Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản” được đổi tên thành “Quỹ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản” để mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ vai trò toàn xã hội đối với công tác phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản quốc gia.

Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn, được thiên nhiên phú cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Trong những năm vừa qua ngành đánh bắt, nuôi trồng và XK thủy sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào tăng trưởng GDP của kinh tế nước nhà.

Tuy nhiên song hành với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, nguồn lợi thủy sản của Việt Nam cũng đang phải chịu áp lực từ quá trình đô thị hóa, xây dựng các công trình ven biển, hoạt động của các ngành kinh tế công nghiệp khác như: Công nghiệp, khai thác, du lịch và đặc biệt là việc đánh bắt quá mức, thậm chí là tận diệt của con người.

Ô nhiễm môi trường nước, diện tích rừng ngập mặn, bãi cỏ biển, rặng san hô bị thu hẹp, tình trạng cá chết diễn ra ở nhiều nơi. Nguồn lợi thủy sản của chúng ta đang bị đe dọa và sụt giảm. “Năm trước mỗi ngày đi biển được 20-30 ký cá nhưng tới giờ chỉ còn 10 ký đổ lại, nhiều người làm quá  cuộc sống giờ cũng khó khăn hơn xưa”, chị Phan Thị Đông là ngư dân xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) nói.

Việc khai thác theo kiểu "tận thu" của ngư dân là nguyên nhân chính khiến nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản không chỉ đẩy ngư dân rơi vào tình cảnh khốn khó mà còn tác động xấu đến hệ sinh thái ven bờ, có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Dù hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản thời gian qua đã và đang được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, nhưng do hạn hẹp về nguồn kinh phí nên vấn đề triển khai tại cơ sở đang tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.

15-02-52_nh_uy_bo_ton_2
Thả 30 vạn con tôm sú giống xuống khu vực phá Tam Giang, gần cửa biển Thuận An (Thừa Thiên- Huế)

Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản ra đời xuất phát từ đòi hỏi thực tế nhằm huy động các nguồn lực xã hội cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, từng bước xã hội hóa trong công tác quản lý nguồn lợi thủy sản. Bà Mai Thị Kim Nhung, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, cho rằng: “Trong mỗi ngành nghề, nếu như có nguồn quỹ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình khai thác, sử dụng. Có quỹ nếu có rủi ro, nguồn quỹ đó sẽ hỗ trợ được cho người dân tức thời”.

Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập. Nguồn tài chính hình thành quỹ bao gồm tiền thu từ tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản và hoạt động trong các ngành nghề có ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản; tiền bồi hoàn do làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản, khắc phục hậu quả sự cố môi trường tác động trực tiếp tới nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản...

Hình thành quỹ ở cấp địa phương sẽ tạo sự chủ động cho địa phương trong việc huy động, tiếp nhận các nguồn lực tài chính và thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, triển khai kịp thời trong xử lý các sự cố môi trường gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản, khắc phục thiệt hại thiên tai, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn.

Thực tế khảo sát các dự án bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản giữa năm 2016 tại hai tỉnh Bình Thuận và Thừa Thiên- Huế của ngành thủy sản cho thấy, 100% cán bộ quản lý ngành tại địa phương, 100% thành viên tham gia cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản đều cho rằng cần có tổ chức quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh và tại cộng đồng ngư dân.

Nếu chỉ có quỹ ở Trung ương thì rất khó khăn khi triển khai các hoạt động, nhiệm vụ của quỹ tại các tỉnh, huyện, xã phường, thôn bản trong cả nước. Mặc dù được thành lập từ năm 2007 nhưng hiện Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản chưa chính thức đi vào hoạt động do còn thiếu khung pháp lý để thực hiện.

Giai đoạn 2007 – 2017, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT đã nỗ lực thực hiện các nội dung điều tra, nghiên cứu, đánh giá hoạt động của một số tổ chức, cá nhân trực tiếp trong sản xuất thủy sản để đề xuất mức đóng góp từng đối tượng cho quỹ; đồng thời đề xuất khung pháp lý thực hiện quỹ.

Tại dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) đệ trình quốc hội năm 2017, Quỹ Tái tạo nguồn lợi thủy sản được đề xuất đổi tên thành Quỹ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mở rộng phạm vị hoạt động của quỹ, cùng với đó là khung pháp lý hoàn thiện giúp thúc đẩy các hoạt động của quỹ từ Ccp Trung ương đến địa phương.

+ Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám:

"Chúng ta phải quán triệt quan điểm: khai thác thủy sản là khai thác nguồn tài nguyên có tái tạo. Bởi vậy muốn khai thác một cách bền vững và có hiệu quả thì chúng ta phải quan tâm đến bảo vệ nguồn lợi và khai thác một cách hợp lý, có trách nhiệm. Để đạt được mục tiêu này cần phải tổ chức điều tra nguồn lợi, ngăn chặn các hành vi đánh bắt bấp hợp pháp cũng như làm suy giảm nguồn lợi, rồi bảo tồn và phát triển các nguồn lợi này".

+ PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội:

"Núp dưới hệ sinh thái rặng san hô là 3.000 loài sinh vật, trong đó có rất nhiều loài thủy sản kinh tế. San hô của chúng ta là những hệ sinh thái được ví như là rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển. Mất rặng san hô biển trở thành thủy mạc, không có sự sống của các loài. Hơn 20 năm qua, san hô đã giảm khoảng từ 50 – 60% diện tích, cùng với rặng san hô là hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng giảm với tốc độ tương tự".

 

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất