| Hotline: 0983.970.780

VMC Việt Nam với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thuốc thú y chuyên nghiệp cho gia cầm tại thị trường Việt Nam

Thứ Tư 24/04/2024 , 09:05 (GMT+7)

Trong hành trình 20 năm (24/4/2004 - 24/4/2024), từ một doanh nghiệp phân phối, VMC Việt Nam vươn lên trở thành nhà sản xuất thuốc thú y nội địa có chất lượng hàng đầu Việt Nam.

VMC Việt Nam là một trong những công ty hiếm hoàn toàn sống bằng việc tự sản xuất, tự kinh doanh thuốc thú y, các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, thức ăn bổ sung, các sản phẩm có chứa probiotics.

VMC Việt Nam là một trong những công ty hiếm hoàn toàn sống bằng việc tự sản xuất, tự kinh doanh thuốc thú y, các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, thức ăn bổ sung, các sản phẩm có chứa probiotics.

Quyết định bản lĩnh đưa công ty lên vị thế mới

Khi được hỏi về cơ duyên bắt đầu chặng đường đầy gian lao 20 năm qua, ông Nguyễn Hữu Vinh, Nhà sáng lập hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VMC Việt Nam chia sẻ, từ khi là nhân viên làm cho công ty thuốc thú y nước ngoài, ông đã nhận ra nhu cầu của khách hàng nội ở Việt Nam cần được hỗ trợ nhiều hơn.

Do đó, ông Vinh đã quyết thành lập VMC Việt Nam và nắm lấy cơ hội thị trường với mong muốn phục vụ bà con chăn nuôi trong nước tốt hơn, đặc biệt là người nuôi gia cầm.

Tại thời điểm đó, VMC Việt Nam chưa biết nhiều về quản trị hay thương hiệu, thứ rõ nhất là nhu cầu thị trường và mong muốn được đóng góp vào nền chăn nuôi nước nhà thông qua hiểu biết về kỹ thuật và sản phẩm mình có.

Thời điểm ban đầu, VMC Việt Nam lựa chọn phân phối cho các nhà sản xuất thuốc thú y hàng đầu thế giới đến từ Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản,… tạo cầu nối đưa những sản phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng Việt Nam.

Trong những năm phân phối từ 2004 - 2010, VMC Việt Nam gần như không có lãi. Đây là giai đoạn vừa tiếp xúc thị trường vừa rèn luyện của doanh nghiệp. Để tồn tại, thời gian này, Ban Giám đốc hưởng lương rất thấp và phải tự vận hành kiêm nhiệm gần như tất cả các khâu: giao hàng, kinh doanh, phụ trách vùng và từng mảng sản phẩm.

Sau 6 năm chuẩn bị, VMC Việt Nam chính thức bước vào lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, sản phẩm bổ sung với trang thiết bị công nghệ hiện đại. 

Sau 6 năm chuẩn bị, VMC Việt Nam chính thức bước vào lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, sản phẩm bổ sung với trang thiết bị công nghệ hiện đại. 

“VMC ngay từ đầu thành lập đã xác định sản xuất là chân trụ chính ngay trong tên công ty “Sản xuất và Thương mại”. Tuy nhiên, thời gian đầu do cần chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật, thị trường nên công ty đã chọn thương mại phân phối để có bước rèn luyện và sau 6 năm chuẩn bị, VMC Việt Nam chính thức bước vào lĩnh vực sản xuất”.

Năm 2010, VMC Việt Nam quyết định bước ra sản xuất với những sản phẩm đầu tiên cho gia cầm. Công ty nhận thấy, gia cầm là ngành nuôi rất gần gũi với người nông dân, chi phí thấp, quay vòng vốn nhanh và là món ăn thường xuyên của người dân Việt, đặc biệt là con lông gà màu bản địa. Đây là nền tảng đầu tiên để VMC Việt Nam trở thành doanh nghiệp có thế mạnh chuyên biệt về sản phẩm thú y cho gia cầm ở Việt Nam.

Chia sẻ về lý do quyết định bước ra sản xuất và cắt bỏ hoàn toàn các sản phẩm phân phối, ông Vinh cho biết, VMC Việt Nam là một trong những công ty hiếm hoi hoàn toàn sống bằng việc tự sản xuất, tự kinh doanh. Thời điểm đó, đây là quyết định bản lĩnh nhưng cũng đầy quyết tâm của VMC Việt Nam, nhưng trải qua 14 năm phát triển, đến nay đã chứng minh đó là một quyết định sáng suốt.

TS. Emmanuelle Soubeyran, Trưởng Cơ quan Thú y Pháp tới thăm Nhà máy GMP - WHO và VMC Laboratory.

TS. Emmanuelle Soubeyran, Trưởng Cơ quan Thú y Pháp tới thăm Nhà máy GMP - WHO và VMC Laboratory.

“Quyết định lúc đó hoàn toàn khó khăn và ngặt nghèo cho doanh nghiệp. Công ty không còn lựa chọn nào khác hoặc phát triển sản xuất hoặc đóng cửa. Tập thể công ty đã đồng lòng, quyết tâm trở thành một công ty sản xuất phát triển vững mạnh tại thị trường Việt Nam.

Chiến lược của công ty là phụng sự nhiều hơn kinh doanh thuần túy, đặt mục tiêu sản xuất những sản phẩm thông thường trong nước nhưng có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài”, ông Vinh chia sẻ.

Về sản xuất sản phẩm hóa dược nói chung, Việt Nam đi sau những nước châu Âu nhiều năm, nhận thức điều đó, nếu đi vào những sản phẩm chất lượng cao cơ hội thành công của công ty sẽ thấp vì hạn chế năng lực công nghệ, nghiên cứu phát triển. Ngược lại, công ty lựa chọn tập trung vào phân khúc các sản phẩm thông thường, phổ biến có nhu cầu lớn ở nền chăn nuôi Việt Nam.

Trong suốt thời gian đồng hành với người chăn nuôi, VMC Việt Nam nhận thấy, dịch bệnh là nỗi đau lớn nhất do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mầm bệnh diễn biến phức tạp, nhiều loại vi khuẩn, virus nội - ngoại, ký sinh trùng và nấm.

Là một công ty sản xuất thuốc thú y, VMC Việt Nam mong muốn hợp tác với các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức quốc tế để giúp bà con hiểu biết về nguy cơ dịch bệnh, cách thức phòng chống bệnh sớm và chủ động, hạn chế thiệt hại một cách tốt nhất.

VMC Việt Nam tích cực hợp tác với các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức quốc tế để giúp bà con nông dân cách thức phòng, chống bệnh sớm và chủ động.

VMC Việt Nam tích cực hợp tác với các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức quốc tế để giúp bà con nông dân cách thức phòng, chống bệnh sớm và chủ động.

Coi xây dựng lòng tin là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp

Từ năm 2010 đến nay, VMC Việt Nam đã có kinh nghiệm 14 năm sản xuất, trải quan nhiều giai đoạn, công ty đi từ sản xuất sản phẩm ở dạng bột, đến dạng dung dịch.

Năm 2016, VMC xây dựng nhà máy GMP - WHO để sản xuất các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và động vật thủy sản, gồm: thuốc kháng sinh, thức ăn bổ sung, thuốc sát trùng, các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh và các sản phẩm có chứa probiotics…

Trải qua chặng đường 20 năm thành lập và xây dựng, VMC đã trở doanh nghiệp có thương hiệu, có những sản phẩm có thế mạnh trong lĩnh vực gia cầm và được các trang trại chăn nuôi lớn tin dùng ổn định trong nhiều năm.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (áo kẻ giữa) cùng các doanh nghiệp, trong đó có VMC Việt Nam ký hợp tác chiến lược.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (áo kẻ giữa) cùng các doanh nghiệp, trong đó có VMC Việt Nam ký hợp tác chiến lược.

Lĩnh vực thủy sản

Một trong những dấu ấn lớn nhất của chặng đường 20 năm qua trong lĩnh vực thủy sản là công ty đã đồng hành cùng bà con nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên phòng bệnh chủ động được 2 bệnh gây thiệt hại lớn: bệnh sữa và bệnh đỏ thân.

Là doanh nghiệp nằm ở miền Bắc không ở gần biển nhưng công ty đã tiếp cận, đồng hành một chặng đường dài với bà con nuôi tôm hùm ở Nam Trung Bộ và giải quyết các vấn đề của họ. Đây là nỗ lực lớn, đầy kiên trì của công ty khi đã vượt qua nhiều khó khăn của khoảng cách địa lý, xây dựng lòng tin cho bà con ngư dân và chính quyền địa phương.

Thuyết phục người dân từ những cái lắc đầu, Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh VMC Laboratory và PGS.TS Trương Đình Hoài - Nhà khoa học đến từ Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận vùng nuôi tôm hùm tại vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên từ tháng 3/2022.

Tính đến tháng 4/2024, VMC đã có gần 20 chuyến đi đến vùng nuôi này, để xét nghiệm bệnh, tầm soát bệnh, xem xét dịch tễ bệnh, tìm hiểu cách thức nuôi và tập quán nuôi của bà con nơi đây.

VMC Laboratory đã xác định được tác nhân chính gây ra 2 bệnh gây thiệt hại chủ yếu cho các bè nuôi tôm hùm là bệnh đỏ thân và bệnh sữa. Hai bệnh này có thời điểm gây thiệt hại hơn 70%.

Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán bệnh VMC Laboratory cùng các nhà khoa học hàng đầu ngành thủy sản đã giúp bà con Phú Yên xét nghiệm, tầm soát bệnh, xem xét dịch tễ bệnh và xây dựng kháng sinh đồ cho con tôm hùm.

Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán bệnh VMC Laboratory cùng các nhà khoa học hàng đầu ngành thủy sản đã giúp bà con Phú Yên xét nghiệm, tầm soát bệnh, xem xét dịch tễ bệnh và xây dựng kháng sinh đồ cho con tôm hùm.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ, nhà máy của VMC đã sản xuất ra các gói giải pháp (Combo) giúp bà con phòng bệnh chủ động. Được sự tin tưởng cả bà con với nhiều lần cải tiến cho phù hợp, các sản phẩm Combo chứng minh được hiệu quả cao, có những bè áp dụng chuẩn, sử dụng sớm... thiệt hại chỉ còn dưới 20% và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nuôi.

Đặc biệt, do có chất kết dính và dẫn dụ thèm ăn nên tôm hùm ăn tốt và không bị chậm lớn khi so sánh với việc dùng thuốc hóa học trị liệu đơn lẻ khác.

Sau khi có những kết quả tốt, VMC Việt Nam đã kết nối với Hiệp hội nuôi biển Việt Nam (VSA) và chính quyền thị xã Sông Cầu, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên tiếp tục có những chương trình khuyến cáo mở rộng giúp cho người nuôi có thêm thông tin về giải pháp phòng bệnh, giúp bà con nuôi tôm hùm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Câu chuyện đồng hành cùng tôm hùm Phú Yên đã thể hiện thông điệp cốt lõi của VMC Việt Nam: “Xây dựng lòng tin là yếu tố quan trọng nhất của công ty trong 20 năm xây dựng và phát triển”.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) gắn biển hội viên tại Công ty VMC Việt Nam.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) gắn biển hội viên tại Công ty VMC Việt Nam.

Định hướng chiến lược lớn cho chặng đường tiếp theo

Trong những năm tiếp theo, VMC Việt Nam xác định là giai đoạn nhiều thử thách với ngành chăn nuôi, gia súc, gia cầm và thủy sản ở Việt Nam. Để phù hợp với bối cảnh mới, VMC Việt Nam thực hiện 2 chiến lược hướng lớn.

Thứ nhất, trở thành công ty sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, thú y chuyên cho gia cầm tại thị trường Việt Nam với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

Thứ hai, tham gia vào cung ứng các sản phẩm cho cá nuôi nước ngọt, cá da trơn xuất khẩu thông qua cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và cung cấp dịch vụ chuẩn đoán, xét nghiệm phát hiện bệnh sớm có thể tiến tới tầm soát bệnh cho các trang trại chăn nuôi lớn, phục vụ tốt nhất phòng bệnh chủ động.

Ngoài ra, VMC Việt nam tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ cho chăn nuôi gia súc, nuôi tôm, cá nước biển, cá nước lạnh và các vật nuôi khác.

VMC Việt Nam luôn coi trọng đầu tư vào công nghệ và nhân lực. Công ty có chiến lược đầu tư sớm vào trang thiết bị, công nghệ. Nhà máy GMP - WHO được hoàn thiện vào tháng 12/2016 với 3 dây chuyền sản xuất thuốc kháng sinh cho gia súc, gia cầm và động vật thủy sản.

Nhà máy còn có 1 dây chuyền sản xuất các probiotics và 2 dây chuyền sản xuất thức ăn bổ sung, men vi sinh...

Công ty VMC Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) năm 2016.

Công ty VMC Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) năm 2016.

Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh được hoàn thiện và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2020 và đạt chứng nhận ISO 17025: 2017 vào tháng 8/2022. Trung tâm có chức năng xét nghiệm bệnh do vi khuẩn, virus, nội ngoại ký sinh trùng, xét nghiệm chất lượng nước, kiểm tra kháng thể và làm kháng sinh đồ giúp các trang trại kiểm soát sức khỏe, tầm soát bệnh. Từ đó, Trung tâm kê đơn thuốc điều trị bệnh hiệu quả với chi phí thấp, an toàn cho vật nuôi.

Tên doanh nghiệp VMC gắn với tên nước Việt Nam là một niềm tự hào và trách nhiệm to lớn. Tập thể Công ty VMC Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ với mong muốn trở thành doanh nghiệp hữu ích, có trách nhiệm cao đóng góp cho nền nông nghiệp Việt Nam thịnh vượng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm