| Hotline: 0983.970.780

Vỡ làng...

Thứ Ba 21/05/2013 , 14:55 (GMT+7)

Nơi nông dân chán nghề bỏ ruộng nhưng cũng có nơi sau cưỡng chế ruộng đất cho công nghiệp, dịch vụ vào khiến nhiều gia đình bàn thờ chia đôi, nhiều dòng họ tan nát, nhiều làng mạc chia lìa. Đất đai muôn đời vẫn là một vấn đề thời sự ở nông thôn dù theo hướng vui hay buồn.

Nơi nông dân chán nghề bỏ ruộng nhưng cũng có nơi sau cưỡng chế ruộng đất cho công nghiệp, dịch vụ vào khiến nhiều gia đình bàn thờ chia đôi, nhiều dòng họ tan nát, nhiều làng mạc chia lìa. Đất đai muôn đời vẫn là một vấn đề thời sự ở nông thôn dù theo hướng vui hay buồn.

>> Mối lo làng quê

Tam Cường (Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Người già ở đây bảo cuộc cải cách ruộng đất dù đã trôi qua hơn nửa thế kỷ vẫn còn âm ỉ đau khổ thì nay vấn đề ruộng đất lại gây ra cho Tam Cường những đau khổ, day dứt không kém.

Số là năm 2008, Cty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí lấy đất làm nhà máy cồn nhiên liệu sinh học ở địa bàn 3 xã Cổ Tiết, Văn Lương và Tam Cường với tổng diện tích 51 ha, phần nhiều trong đó là đất hai lúa thuộc diện “bờ xôi, ruộng mật”. Dù nhiều người dân của xã Tam Cường kịch liệt phản đối, yêu cầu chuyển dự án lên đồi rừng tránh lấy đất hai lúa của họ nhưng không được đáp ứng. Người dân yêu cầu chủ đầu tư phải thỏa thuận với dân về giá cả nhưng cũng không được chấp nhận mà chỉ áp đền bù ở mức 15 triệu đồng/sào. Gần 100 hộ dân ở khu 3 của thôn Tự Cường kiên quyết phản đối chuyện lấy đất. Dự án vẫn tiếp tục. Nhiều đoàn thể đến từng nhà dân vận động ký vào biên bản “Hỗ trợ bồi thường tái định cư” mà họ gọi là ký đối soát. Việc ký đối soát được thực hiện cả ngày lẫn đêm.


Nhà máy nhiên liệu sinh học nay gần như bị bỏ không

Phản đối ư? Những gia đình có công nông bị giữ xe, bảo phải ký vào biên bản đền bù đất mới cho chạy nhưng chạy được mấy hôm lại phạt, phải bán xe. Những cây xăng mi ni đều bị lập biên bản và bắt đình chỉ nếu không ký vào biên bản nhận đền bù. Các giấy tờ liên quan đến chính quyền rất khó được giải quyết.

Như con ông Phạm Công Lưu ở khu 3 đi đăng ký kết hôn không được giải quyết, sau đó phải về cơ quan đăng ký. Như con những nhà xin giấy tờ đi học bị phê thẳng vào hồ sơ gia đình không chấp hành chủ trương đường lối của địa phương. Trong đại hội Hội Người cao tuổi xã có ba đảng viên trên 70 tuổi bị đuổi ra khỏi hội trường vì không kí. Đến ngay cả ông Hoành, ông Lý đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi gia đình đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bàn ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…

Trong khi gần 100 hộ dân vẫn kiên quyết không nhận tiền đền bù đùng cái ngày 14/9/2009 họ nhận được một danh sách có ghi tên mình nhưng đến 80-90% là được xếp vào hộ nghèo với mức hỗ trợ thêm từ 7,2 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng. Không phải hộ nghèo mà bỗng dưng được xếp hạng rồi được hỗ trợ cả chục triệu, ai mà chẳng ham ký? Đến khi dân đồng loạt thắc mắc thì ngày 20/9/2009 họ lại nhận được danh sách mới hầu như rút hết các hộ đã đánh thành hộ nghèo của một ngày trước. Dân có hỏi thì nhận được câu trả lời là đánh máy… nhầm.

Lão nông Phạm Công Lưu ở Khu 3 bảo: “Chưa bao giờ quê tôi tan nát như thế này. Trước giặc Pháp đóng ở Gành, các vùng khác theo tề, riêng dân Tam Cường mỗi người hai cây tre góp nhau rào làng kháng chiến đến lúc thắng lợi. Tình yêu Tổ quốc nói đâu xa, từ chính tình yêu con sông, cái suối, gốc đa, giếng làng, yêu bà con chòm xóm.

Giờ quê tôi ăn cưới chia hai dãy mâm, bên phản đối bán đất, bên nhận tiền đền bù. Lắm đám cỗ cưới ế sưng vì bà con không thèm đến, đám ma vắng lạnh phải huy động cả đoàn thể đi để cho người chết đỡ tủi. Anh em không nhìn mặt nhau, bố con từ nhau cũng chỉ vì người nhận đền bù, người không chịu. Ông trưởng họ đồng ý bán đất, cả họ từ mặt.


Đến nghĩa trang cũng phân lô rộng cả trăm mét vuông để bán

Làng xóm nghi kị nhau, không chơi với nhau cũng vì người đồng ý người không đồng ý bán đất. Tam Cường có mấy dự án như nhà máy nhiên liệu sinh học, như bán bãi sông để hút cát, như đưa bãi rác về đều trái khoáy. Nhà máy nhiên liệu sinh học thì đền bù rẻ mạt, cho hút cát thì nguy cơ lở cả bãi vốn là chỗ chăn thả của hàng trăm con trâu bò mỗi năm sinh lợi cả tỉ đồng cho làng, còn làm bãi rác thì nói thẳng ở cạnh một cái chuồng lợn còn nhức đầu vì ô nhiễm chứ chưa nói ở cạnh một bãi rác khổng lồ. Mới đây, đến ngay cả nghĩa trang của xã cũng được phân lô bán nền. Quy định của làng xóm trước đây hung táng 80 cm rộng với 2,2 m chiều dài, cải táng 80 cm rộng 1,2 m dài, mộ cách mộ 50 cm, nay họ cấp sẵn cho một số gia đình một khu xây tường bao xung quanh mà không hề có mộ, có lô rộng tới hơn 100 m2. Đó là cái mầm loạn vì nhà này mua được, hộ khác cũng mua được, đua nhau chiếm đất nghĩa trang để dành. Có một điều tôi thấy lạ là trước những sự phi lý ấy, nhiều đảng viên cơ sở đa số răm rắp chấp hành mà không hề có ý kiến phản biện hay góp ý phản đối gì cả”.

Do phản đối chính sách lấy đất ruộng 2 đảng viên bị khai trừ, 18 đảng viên bị cảnh cáo (nhiều người 50-60 năm tuổi đảng, bệnh tật), 3 đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm, 1 trưởng khu bị cách chức, 1 cán bộ khuyến nông bị bãi nhiệm, 1 Chủ tịch Hội Người cao tuổi bị cách chức… mấy người bị giam trên huyện. Tất cả cũng đều từ lý do phản đối chuyện dự án lấy đất ruộng của mình.

Gia đình anh Hán Văn Thanh ở khu 3 thôn Tự Cường là một điển hình về chia rẽ đến nỗi chia cả bàn thờ, chia cả ngày giỗ cha, giỗ mẹ. Anh bảo: “Nhà tôi có mười anh em giờ chia hai phe, bố tôi, mẹ tôi tôi cúng, bố anh mẹ anh anh cúng. Cùng cha mẹ mà nay ra ngõ không nhìn mặt nhau. Nhớ thời bầm bủ tôi còn sống vẫn thường khuyên con cái rằng: “Củ sắn chia đôi, bắp ngô bẻ nửa, nhà ta anh em đông nhưng no đói phải đùm bọc nhau” mà đau lòng!”

Không chỉ thế, anh Thanh cũng là nạn nhân của vụ việc bị côn đồ đánh theo đơn đặt hàng đến gãy cả xương tay. Anh kể: “Vào lúc 18h15 ngày 5/5 tôi đang ở nhà với con trai thì một nhóm thanh niên gồm 7 người không rõ ở đâu, vì lý do gì đã ập vào nhà dùng hơi xay xịt vào mặt và đánh nhiều nhát bằng gậy khiến tôi bị chấn thương, gãy xương tay phải. Tôi bị áp đảo có thể do tôi đã cùng 5 công dân ở khu 3 làm đơn tố cáo một số vụ việc mà chính quyền địa phương làm trái pháp luật. Tôi được UBND huyện Tam Nông mời về làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết đơn kiện vào sáng ngày 6/5 thì ngày 5/5 đã bị đánh gãy cả tay để phủ đầu, đe dọa những người đi kiện khác ở trong làng”.

Sau cuộc nói chuyện với chúng tôi, vợ anh Thanh vác gậy đến, mặt bừng bừng nộ khí, đe dọa một người trong nhóm khiếu kiện đừng lôi kéo anh vào cuộc kiện cáo nữa. Người đàn bà quê khốn khổ lo thắt từng khúc ruột khi chồng mình đã ba lần bị dọa đánh trong đó một lần gãy cả tay, sợ lại tai bay, vạ gió đến không chừng.

Tôi lặng ngắm công trường nhà máy nhiên liệu sinh học đang gần như bỏ không với đống tài sản khổng lồ dần mưa, dãi nắng mà không biết bao giờ mới được thực hiện tiếp. Dưới chân nền móng đó là biết bao bờ xôi, ruộng mật mà người dân một nắng, hai sương tạo dựng bị chôn vùi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm