| Hotline: 0983.970.780

Vụ hè thu, nỗi lo muỗi hành và sâu đục thân đến

Chủ Nhật 03/07/2022 , 08:00 (GMT+7)

ĐBSCL Sản xuất lúa ở vụ hè thu điều mà nông dân quan tâm, lo lắng nhất là sâu đục thân và muỗi hành tấn công phá hại sẽ làm giảm năng suất ở cuối vụ.

Nông dân kiểm tra sâu bệnh trên đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân kiểm tra sâu bệnh trên đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Muỗi hành tấn công giai đoạn lúa nhỏ

Ông Nguyễn Văn A hiện đang canh tác 2,7 ha lúa hè thu ở Kinh Đ, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ lo ngại tình trạng muỗi hành tấn công cánh đồng của mình, vì mùa trước đối tượng này đã gây thiệt hại đáng kể cho nông dân ở đây.

Ông A cho biết: “Muỗi hành làm cây lúa lùn, gốc phồng to, đâm nhiều nhánh, đọt lúa hình ống như lá hành. Tép lúa bị hại không cho bông nên làm giảm năng suất rất nhiều, mong muốn sớm có giải pháp phòng, trừ muỗi hành trên cánh đồng lúa cho bà con an tâm”.

Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến trước khi có đòng. Ấu trùng (sâu) xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, chúng cắn phá gây hại và tiết nước bọt kích thích gốc bẹ lúa phồng to, phần thân hơi cứng, chiều ngang cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong. Sau đó đọt lúa phát triển bất thường, dài thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1cm, dài 10-30cm. Phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống, đầu ống hành được bịt kín do mô lá tạo thành. Ống hành xuất hiện khoảng một tuần sau khi muỗi xâm nhập.

Sâu đục thân tấn công mọi lúc

Sâu đục thân tấn công lúa hè thu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sâu đục thân tấn công lúa hè thu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn A còn lo ngại thêm cả sâu đục thân: “Sâu đục thân bất cứ lúc nào cũng có thể tấn công cây lúa, cũng làm giảm năng suất dữ lắm”. Theo đó, sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi sâu. Giai đoạn mạ, sâu đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng làm cây mạ bị chết khô, dảnh lúa bị héo. Giai đoạn đẻ nhánh, sâu đục vào phần dưới thân và ngăn chặn dẫn nhựa làm cho lá non bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

Thời kỳ làm đòng, sâu phá hại phía trong bẹ và đục vào ống. Thời kỳ trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa, sâu non cắn nát đòng, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông).

Hai đối tượng “liên thủ” gây hại

Muỗi hành và sâu đục thân là hai đối tượng khá nguy hại, tuy không xuất hiện thường xuyên, phổ biến như các đối tượng gây hại khác, nhưng cũng gây thiệt hại nặng đến năng suất nếu không có giải pháp phòng trị kịp thời. Cần phân biệt triệu chứng thiệt hại do sâu đục thân và muỗi hành để có kế hoạch quản lý.

Nhân viên Công ty TNHH Nông Dược Toàn Cầu tư vấn nông dân về các biện pháp phòng trừ sâu đục thân và muỗi hành kịp thời để bảo vệ năng suất lúa hè thu 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhân viên Công ty TNHH Nông Dược Toàn Cầu tư vấn nông dân về các biện pháp phòng trừ sâu đục thân và muỗi hành kịp thời để bảo vệ năng suất lúa hè thu 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi bị sâu đục thân đọt lúa cuốn tròn có màu xanh lúc đầu, sau đó những đọt này héo khô, nắm kéo lên thì đứt ra ngay, đó là do sâu ăn phá đọt non làm dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được. Với muỗi hành bẹ lá bị biến dạng thành những ống tròn màu xanh lá cây nhạt, phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống, nắm kéo lên không đứt. Những ống này không chết đi nhưng làm chồi bị nhiễm không trổ bông được, những bụi lúa bị nhiễm lùn, đâm nhiều chồi, lá xanh thẫm, ngắn, dựng đứng, cọng lúa giống như cọng hành.

Phòng trừ đúng cách

Phòng trừ muỗi hành và sâu đục thân có nhiều cách. Trong đó, cách tốt nhất thuộc về quy trình sản xuất lúa như: vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ. Gieo sạ đồng loạt, không sạ dày. Bón đầy đủ, cân đối NPK, không bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh. Bảo vệ thiên địch có lợi như ong ký sinh, tò vò và không phun thuốc trừ sâu quá sớm. Thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện để có biện pháp quản lý kịp thời các đối tượng.

Đối với muỗi hành, đặc biệt lưu ý giai đoạn lúa 15-25 ngày tuổi, khi phát hiện thành trùng và ống hành mới xuất hiện cần phun thuốc trừ thành trùng và ấu trùng mới nở. Đối với sâu đục thân, khi phát hiện có bướm 2 chấm (ngài) rộ trên đồng ruộng, 5-7 ngày sau tiến hành phun thuốc.

Sản phẩm VETO-34.2SC của Công ty TNHH Nông dược Toàn Cầu đạt hiệu quả, năng suất cao với khả năng tiêu diệt sâu non lột xác và phòng trừ muỗi hành và sâu đục thân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản phẩm VETO-34.2SC của Công ty TNHH Nông dược Toàn Cầu đạt hiệu quả, năng suất cao với khả năng tiêu diệt sâu non lột xác và phòng trừ muỗi hành và sâu đục thân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cả hai đối tượng này đều phải chọn thuốc có tác dụng lưu dẫn và thấm sâu. Thuốc trừ sâu VOTE - 34.2SC của Công ty TNHH Nông Dược Toàn Cầu hiện đang được bà con tin dùng để quản lý muỗi hành, sâu đục thân, bù lạch, muỗi hành... hại lúa. Đây là sản phẩm với sự kết hợp của 2 hoạt chất chuyên dụng: Bifenthrin và Imadacloprid, có tính loang trải, lưu dẫn mạnh, bám dính cao. Đặc biệt, VOTE dễ dàng phối trộn để tiêu diệt cả rầy nâu gây hại lúa.

Ông Minh Vương, Chủ Cửa hàng vật tư Nông nghiệp Viết Xanh (Kênh Đ, thị trấn Thạnh An, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) cho biết: Sản phẩm VOTE - 34.2SC diệt trừ nhanh, ngăn chặn dài lâu sự tái phát của sâu hại. Điều đáng quan tâm phun một lần diệt sạch sâu đục thân trên lúa, sản phẩm còn quản lý được cả muỗi hành, đã được nhiều bà con tin dùng và cho phản hồi rất tốt trong thời gian qua. Liều lượng sử dụng VOTE -34.2SC là: 30ml/bình 25 lít nước”.

Ông Vương cho biết thêm, VOTE - 34.2SC được sử dụng chung với Phân bón lá KAGAMI của Công ty Nông Dược Toàn Cầu còn giúp phục hồi cây lúa sau dịch hại; kích thích ra rễ, đẻ nhánh mạnh; giúp lúa mập đòng, trổ đồng loạt... Ngoài ra, còn giúp tiết kiệm lượng phân bón trên đồng ruộng, gia giảm đáng kể chi phí đầu tư trong bối cảnh chi phí leo thang như hiện nay.

“Nếu bà con lơ là để muỗi hành và sâu đục thân tấn công mạnh thì năng suất lúa sẽ sụt giảm rất nhiều. Để đạt được hiệu quả và năng suất cao bà con nông dân có thể tham khảo và sử dụng VOTE - 34.2SC kết hợp phân bón lá KAGAMI ngay từ ban đầu để có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao cho lúa”, ông Vương chia sẻ.

Xem thêm
Số chồi hữu hiệu trên cây lúa quyết định đến năng suất của vụ mùa

ĐBSCL Số lượng chồi hữu hiệu trên đồng lúa là yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa, nếu chồi hữu hiệu đạt 500 - 600 chồi/m2 sẽ cho năng suất cao.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?