| Hotline: 0983.970.780

Vụ ớt Đông Xuân ở Quảng Nam: Được giá lại mất mùa!

Thứ Tư 21/04/2010 , 11:16 (GMT+7)

Cách đây hơn 1 tháng, nông dân xứ Quảng đã phải điêu đứng vì dưa hấu “được mùa, mất giá”. Bây giờ, họ lại méo mặt khi ớt “được giá, mất mùa”.

Từ cuối tháng 3 đến nay, giá ớt Hàn Quốc trên thị trường liên tục tăng mạnh, nông dân xứ Quảng khấp khởi mừng. Thế nhưng, khi bắt tay vào việc thu hoạch thì họ lại không lấy gì làm vui vì sản lượng quá lẹt đẹt. Nguyên nhân chính là do thời tiết quá khắc nghiệt, dịch bệnh bùng phát khiến cho cây trồng này sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất thấp...

Đông xuân 2009-2010 này, vợ chồng ông Phạm Công Anh (thôn Phú Đông, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) làm tổng cộng 4 sào ớt. Mặc dù nguồn nước tưới rất chủ động nhưng do đầu vụ nắng nóng kéo dài khiến cây con chết hàng loạt, phải trồng dặm lại. Chưa hết, khi ớt bước vào giai đoạn ra hoa, kết trái thì gặp thời tiết bất lợi, bệnh bỏng gốc xảy ra trên diện rộng làm cho nhiều diện tích bị hư hại nghiêm trọng. Bên ruộng ớt lưa thưa trái của mình, giọng ông Anh buồn buồn: “Mấy năm trước, vụ nào mỗi sào ớt cũng cho thu 800-900 kg quả tươi. Thế nhưng giá thu mua thì quá thấp, chừng 2-3 nghìn đồng/kg. Còn nay, giá bán tại ruộng luôn dao động ở mức 5-6 nghìn đồng/kg nhưng sản lượng lại quá lẹt đẹt, chỉ đạt khoảng 200-250 kg quả/sào. Vì vậy, không những mất công chăm bón mà vốn đầu tư chắc cũng sẽ thâm”.

Tuy nhiên, xem ra ông Anh vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người ở Điện Quang. Sau 2 năm tạm chia tay vì lợi nhuận mang lại không cao, vụ này dành dụm được ít vốn, ông Trần Ba (thôn Kỳ Lam) quyết định quay lại với cây ớt Hàn Quốc. Vậy nhưng, vận may đã không mỉm cười với người nông dân nghèo khó ấy. Cả 3 sào ớt của ông gần như mất trắng trước tình trạng khô hạn khốc liệt và bệnh nấm gốc hoành hành. Đâu riêng gì ông Ba, nhiều hộ trồng ớt khác trên địa bàn thôn Kỳ Lam này, như: Trần Công Phát, Võ Kháu, Trần Hữu Hùng... cũng cùng chung cảnh ngộ.

Cách đây hơn 1 tháng, nông dân xứ Quảng đã phải điêu đứng vì dưa hấu “được mùa, mất giá”. Bây giờ, họ lại méo mặt khi ớt “được giá, mất mùa”. Không biết đến khi nào cái vòng luẩn quẩn này mới chấm dứt? Câu hỏi ấy như một bài toán cực khó mà thời gian qua những người có trách nhiệm vẫn chưa tìm được lời giải!

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Tín – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất – kinh doanh tổng hợp Điện Quang cho biết, vụ ớt đông xuân 2009-2010, toàn xã có 400 gia đình tổ chức gieo trồng khoảng 50 ha ớt Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ thì hơn 30% trong số đó đã bị mất trắng hoàn toàn. Ông Tín bảo, những vụ trước, từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 dương lịch, trời hay se lạnh và thường có mưa phùn nên rất thích hợp cho cây ớt phát triển, nhờ vậy năng suất đạt rất cao. Còn năm nay, suốt nhiều tháng qua, nắng nóng triền miên, nhiệt độ luôn ở mức 32-39 độ C khiến cây ớt không thể chịu đựng nổi, thêm vào đó là dịch bệnh bùng phát dẫn đến số thì chết, số ra quá ít quả.

Không chỉ Điện Quang, xuôi về 2 xã còn lại của vùng Gò Nổi là Điện Trung và Điện Phong, hay băng qua cầu sắt Chiêm Sơn rẽ lên thôn Thọ Xuyên, Thanh Châu, Lệ Nam (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên) sẽ dễ dàng bắt gặp ánh mắt buồn bã của nông dân bên những ruộng ớt. Được biết, vụ này, tại 3 địa phương vừa nêu có khoảng 35 ha đất màu trồng ớt Hàn Quốc. Cũng vì khô hạn nghiêm trọng và bệnh nấm gốc gây hại nặng mà năng suất ớt ở đây đã giảm hơn một nửa so với vụ trước. Nhiều nông dân cho biết, mặc dù giá tăng lên gấp đôi nhưng do sản lượng giảm theo tỷ lệ nghịch nên tổng giá trị thu về cũng chỉ đủ bù lại tiền làm đất, mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới và trả công thu hoạch, lặt cuộn. Thậm chí, không ít hộ mất luôn cả vốn đầu tư.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm