| Hotline: 0983.970.780

Vựa nhuyễn thể lớn nhất Quảng Ninh 'đóng băng'

Thứ Năm 04/02/2021 , 13:45 (GMT+7)

Vựa nhuyễn thể lớn nhất tỉnh Quảng Ninh tiếp tục giãn đoạn hoạt động do ảnh hưởng xấu của dịch Covid-19. Tình cảnh càng trở nên khó khăn hơn khi địa phương bị phong tỏa.

Ngưng trệ 

Thời điểm này, cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) hoang vắng ngắt. Rất khó để bắt gặp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhuyễn thể ở đây bởi địa phương đang trong quá trình phong tỏa, giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.

Quá trình này dẫn đến việc sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mặt hàng nhuyễn thể, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người dân và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trọng điểm đặt tại huyện Vân Đồn.

Bà Đỗ Thị Thoa, tiểu thương tại cảng Cái Rồng cho biết: Buồn lắm! Chưa năm nào lại khổ như năm nay. Gần Tết Nguyên đán, có bao nhiêu chuyến hàng lớn dang dở chuẩn bị xuất đi thì đùng một cái dịch bệnh ập đến trở tay không kịp. Cả năm vừa rồi đã ế ẩm, thua lỗ vì dịch bệnh, anh chị em trong nghề cứ an ủi nhau, cố gắng làm, thu lợi nhuận từ đợt hàng cuối năm, vậy mà...

Dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Ninh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm cộng đồng khiến chính quyền và các ngành chức năng nâng cao công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất. Trung tâm thương mại, chợ trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản trong vùng bắt buộc đóng cửa, các hoạt động giao thương hàng hóa tạm thời đóng băng, người dân và doanh nghiệp cũng vì thế mà tỏ ra ái ngại.

Bên trong cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) như 'đóng băng'. Ảnh: Anh Thắng.

Bên trong cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) như "đóng băng". Ảnh: Anh Thắng.

“Theo phương châm nhà nào ở nhà đấy, thôn nào ở thôn đấy, người dân và doanh nghiệp có diện tích bãi triều, mặt nước ngoài biển muốn cập bến cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ kê khai y tế, hàng hóa mới có thể cập cảng Cái Rồng. Cũng do yếu tố phòng dịch nên chúng tôi quyết định nghỉ, không hoạt động nữa. Muốn tìm kiếm thị trường tiêu thụ phải thuê rất nhiều chuyến xe, từ trong vùng dịch phải vận chuyển qua xe khác mới được vận chuyển tiếp, tốn thêm chi phí", anh Phạm Văn Ba, một doanh nghiệp chuyên thu mua nhuyễn thể trên địa bàn huyện Vân Đồn cho hay.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại có suy nghĩ lạc quan hơn. Họ cho rằng giá các loại nhuyễn thể như hàu dao động vào khoảng 10.000-12.000/1kg, ngao 2 cùi vẫn ở mức giá ổn định, đồng nghĩa với việc người dân không chịu quá nhiều thiệt thòi.

Trong năm, sản lượng của hàu và ngao 2 cùi đều tăng, những năm trước, hai mặt hàng này đều có nguồn thu lớn từ thị trường xuất khẩu nên bù trừ chi phí theo giai đoạn đầu tư là không lỗ.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Vân Đồn, tính đến thời điểm này, các loại thủy hải sản của địa phương cần tiêu thụ vẫn còn rất nhiều, riêng hàu Thái Bình Dương sản lượng đạt 200 tấn/ngày; các loại các nuôi trồng còn trên 500 tấn đang ách tắc đầu ra.

Do đây là mặt hàng thiết yếu, chính quyền và ngành chức năng địa phương vẫn cho phép các hoạt động vận chuyển, tiêu thụ trong vùng, tuy nhiên quá trình này cần diễn ra an toàn, đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Hỗ trợ sản lượng cần tiêu thụ 

Ông Từ Tú Dương, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vân Đồn cho biết: Đang vào thời điểm thu hoạch một số loại nhuyễn thể đem lại giá trị kinh tế cao nhưng chưa thể tìm kiếm thị trường. Trước mắt, chúng tôi đang đề nghị người dân và doanh nghiệp bình tĩnh, cùng nhau nâng cao công tác phòng dịch. Một phần sản lượng sẽ được người dân địa phương tự tiêu thụ trong 21 ngày phong toả, giãn cách xã hội, sản lượng còn lại sẽ được các đơn vị, doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thu mua, hỗ trợ tiêu thụ.

“Thời gian qua, huyện Vân Đồn đã chú trọng đầu tư cho khoa khọc công nghệ trong nuôi trồng thủy, hải sản nâng cao hiệu quả sản lượng, hỗ trợ hộ nông dân nhỏ tham gia chuỗi giá trị và tăng cường tính chống chịu của chuỗi với các rủi ro.

Đồng thời, có chính sách tăng cường năng lực cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối bao tiêu sản phẩm trong lĩnh vực chế biến; liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi nhằm đảm bảo quá trình lưu thông sản phẩm, đảm bảo sự phân phối lợi ích hài hoà giữa các tác nhân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19”, ông Dương nói thêm.

Đây là lần thứ 3 trong năm, người dân và cơ sở nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh cần sự chung tay, hỗ trợ tiêu thụ sản lượng. Ảnh: Anh Thắng.

Đây là lần thứ 3 trong năm, người dân và cơ sở nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh cần sự chung tay, hỗ trợ tiêu thụ sản lượng. Ảnh: Anh Thắng.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm nông sản khi dịch bệnh bùng phát.

Ngày 2/2, chính quyền tỉnh Quảng Ninh kêu gọi ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất tại tỉnh, mong muốn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người dân thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày từ việc tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, hàng hóa sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là trong dịp Tết Tân Sửu 2021, để góp phần bảo đảm ổn định đời sống, việc làm của nhân dân.

Đồng thời tạo ra giá trị gia tăng mới, góp phần thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trong chuỗi cung cấp thủy sản, người dân là đối tượng trực tiếp chịu áp lực về giá sản phẩm thiếu ổn định. Trong khi đó, với diện tích khoảng 20 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, 4,5 nghìn ha bãi triều cho thu hoạch 68 nghìn tấn nhuyễn thể mỗi năm, Quảng Ninh hoàn toàn có thể tạo thành chuỗi liên kết giữa nuôi trồng, tiêu thụ nông sản sạch, phát triển các cơ sở chế biến, đóng gói hải sản để tránh yếu tố mùa vụ và giảm rủi ro khi gặp dịch bệnh.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hàng ngàn cơ hội trúng xe, trúng vàng khi tham gia 'Mùa Vàng Thắng Lớn 2024'

Tiếp nối sự ủng hộ của bà con nông dân trong nhiều năm qua, chương trình 'Mùa Vàng Thắng Lớn 2024' được Phân Bón Cà Mau triển khai với nhiều giải thưởng hấp dẫn.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất