| Hotline: 0983.970.780

Xả hồ Vực Mẫu, di dời gần 4,200 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm

Thứ Sáu 15/09/2017 , 11:04 (GMT+7)

Theo Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, tính đến 10 giờ ngày 15/9, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa từ ngày 14 đến ngày 15/9 phổ biến từ 60 đến 130mm.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An kiểm tra tình hình ứng phó bão số 10 tại thị xã Cửa Lò

Để ứng phó với bão số 10, tỉnh Nghệ An đã ban hành 4 công điện chỉ đạo; lúc 10 giờ 30 phút ngày 14/9/2017, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh tổ chức họp trực tuyến với UBND các huyện, Thành, Thị. Sau cuộc họp Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã thành lập 5 đoàn kiểm tra cơ sở. Trong ngày 15/9, các địa phương dừng tất cả các cuộc họp tập trung chống bão.

Tính đến 18 giờ ngày 14/9/2017 tất cả các phương tiện trên đã vào trú tránh bão số 10 bảo đảm an toàn.

Về công tác di dời, tính đến 9 giờ ngày 15/9/2017 tỉnh Nghệ An đã di dời được 4.182 hộ với 17.125 người (huyện Quỳnh Lưu 1.015 hộ/4.921 người; thị xã Hoàng Mai 1.490 hộ/5.598 người; huyện Diễn Châu 324 hộ/1.235 người; huyện Nghi Lộc 804 hộ/3.217 người; thị xã Cửa Lò 549 hộ/2.154 người).

Từ 7 giờ ngày 15/9/2017, Nghệ An đã xả 1 cửa với độ mở 30 cm ứng với lưu lượng xả 13,17 m3/s. Các hồ đập khác trên địa bàn Nghệ An đang cơ bản đảm bảo mực nước an toàn.

Thời điểm này, tại Nghệ An, trời đang mưa to, gió bắt đầu lớn dần. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Đường đi của bão số 10 lúc 9 giờ ngày 15/9

 

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.