| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố thiên tai

Thứ Năm 24/06/2021 , 15:50 (GMT+7)

Đến năm 2025, Thanh Hóa bảo đảm 100% trang thiết bị, phương tiện cho các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra ở Việt Nam. Ảnh: VD.

Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra ở Việt Nam. Ảnh: VD.

Với đặc điểm về khí hậu và địa hình phức tạp, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, nhiều nhất là bão, giông, lốc, lũ lụt và sạt lở đất.

Theo bao cáo hàng năm của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, trong 5 năm qua, các sự cố thiên tai đã làm chết 81 người, 26 người mất tích, thiệt hại toàn tỉnh ước khoảng trên 15.300 tỷ đồng.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, để tăng tính thuyết phục và vận hành hiệu quả đề án vào thực tiễn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cần bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý làm căn cứ thực hiện. Ông Liêm cũng đề nghị cơ quan chủ trì đề án nghiên cứu cân đối, bổ sung các trang thiết bị phù hợp, phục vụ hiệu quả quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Khi thiên tai xảy ra, các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, dự bị động viên đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, xung kích, kịp thời ứng cứu, sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, ổn định đời sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai vẫn còn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc. Thanh Hóa hiện chưa có văn bản cụ thể về thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhất là về tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách. Cơ chế chỉ huy điều hành, chế độ chính sách và những chế tài cụ thể trong tổ chức thực hiện; công tác huấn luyện, diễn tập, nâng cao năng lực, trình độ của các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chưa được đầu tư đúng mức. Nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi còn hạn chế. Việc khắc phục hậu quả ở một số địa phương còn chậm. Vật chất, trang bị, phương tiện bảo đảm cho các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ còn thiếu…

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”.

Bài liên quan

Mục tiêu của đề án là xây dựng lực lượng Bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh toàn diện, số lượng hợp lý, tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên. Đội ngũ này phải có trình độ, năng lực, khả năng phối hợp, xử lý tình huống phức tạp trên phạm vi rộng; trang bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, phương tiện góp phần giảm thiểu tổn thất về người và tài sản trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố thiên tai.

Theo đề án, các đơn vị cấp xã được bố trí lực lượng dân quân tham gia tổ xung kích tại chỗ, lực lượng dân quân nòng cốt tham gia các tổ, đội xung kích. Các đơn vị cấp huyện và tỉnh có bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia các đội cơ động.

Lực lượng này sẽ từng bước nâng cao năng lực tham mưu, chỉ huy, điều hành và phối hợp, hiệp đồng cho cán bộ cơ quan quân sự cấp huyện, xã về công tác phòng, chống sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khả năng dự báo, thông báo, báo động của lực lượng tại chỗ khi thiên tai xảy ra. Trang bị phục vụ huấn luyện, diễn tập và tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sẽ được mua sắm đầy đủ theo quy định của pháp luật cho các lực lượng vào năm 2025.

Thanh Hóa hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố thiên tai. Ảnh: VD.

Thanh Hóa hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố thiên tai. Ảnh: VD.

Đề án cũng xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý điều hành và tổ chức, sử dụng lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chính là phương châm “4 tại chỗ”.

  • Tags:
Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.