| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng giá trị bền vững cho cây chè

Thứ Ba 12/11/2013 , 09:56 (GMT+7)

Một trong những hoạt động nằm trong chương trình Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được nhiều người chờ đợi và kỳ vọng đó là hội thảo về sản phẩm chè và phát triển ngành chè.

Một trong những hoạt động nằm trong chương trình Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được nhiều người chờ đợi và kỳ vọng đó là hội thảo về sản phẩm chè và phát triển ngành chè.

Hội thảo được BTC Festival giao cho Sở công thương tỉnh Thái Nguyên đăng cai tổ chức. Chủ đề của hội thảo được xác định là: Sản phẩm chè và xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè, xúc tiến đầu tư và du lịch tại Festival Trà.

Ông Đinh Khắc Hiển (Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên) cho biết, để ngành chè phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất giữa cơ quan quản lý, các nhà khoa học, người trồng chè và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Sự thống nhất phải xuyên suốt từ khâu định hướng, hoạch định cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện.


Tại hội thảo, một số đơn vị, DN tham gia hội thảo đã cùng nhau ký kết hợp tác đầu tư trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trà với tỉnh Thái Nguyên

Theo đó, hội thảo là tiếng nói của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất và các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực chè. Đề dẫn của hội thảo đã khẳng định: Với giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 70 triệu đồng/ha, cây chè đang là cây “xóa đói, giảm nghèo”, giúp vươn lên làm giàu cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2012, toàn tỉnh đã XK được trên 7.000 tấn chè búp khô, thu được trên 10 triệu USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch XK chè của cả nước.

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức của ngành chè hiện nay rất lớn. Một số sản phẩm chè của chúng ta còn chưa thật sự đảm bảo chất lượng, tính ổn định trong từng loại sản phẩm chưa cao; năng suất chè của chúng ta còn ở mức trung bình; sản phẩm chè còn nghèo nàn về chủng loại; đầu tư cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm chưa thỏa đáng…

Tham luận của đại diện Cục Chế biến - Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN- PTNT) đề xuất: Cần phải tái cơ cấu ngành chè theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó tập trung chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến và đổi mới cơ chế, chính sách tạo nguồn phát triển.

Đại diện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phân tích, chỉ ra những điểm mạnh cũng như hạn chế thông qua một số mô hình chế biến chè của tỉnh. Còn đại diện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại khai thác khía cạnh chế biến, kinh doanh chè theo hướng hộ gia đình quy mô nhỏ của người nông dân, qua đó khẳng định: Cần phải đánh giá đúng mức vai trò to lớn của các cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ tại các hộ gia đình. Người Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều làm chè theo quy mô nhỏ nhưng lại đạt giá trị rất lớn.

Một số tham luận khác cũng chỉ ra rằng, cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trà thông qua việc phát triển "Nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên", hay cần có giải pháp mở rộng tiêu thụ sản phẩm trà trên nhiều thị trường khác nhau, trong đó có cả những thị trường khó tính. Có ý kiến cho rằng muốn phát triển bền vững ngành Chè Thái Nguyên thì cần đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa sản xuất và tiêu thụ...

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho rằng, để phát triển ngành chè cần quan tâm xây dựng thương hiệu trên cơ sở đầu tư trong tất cả các khâu trồng, chăm sóc và chế biến... Không nên quá chú trọng XK chè mà bỏ trống thị trường nội địa.

Bà Nguyễn Thị Ngà (Chủ tịch Hội Chè Thái Nguyên) cho rằng, các DN, nông dân, HTX sản xuất chè cần liên kết chặt chẽ để phát triển theo chuỗi giá trị ngành chè. Sự liên kết đó cần có một cơ chế rõ ràng để phân định vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên, đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ liên kết...

Kết thúc hội thảo, đã có 24 bài phát biểu tham luận của các đại biểu, trong đó có 9 bài tham luận được trình bày trực tiếp trên diễn đàn.

Ông Đôn Văn Thủy (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên) cho biết, hội thảo mang ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè; mô hình gắn kết giữa phát triển ngành chè với phát triển du lịch; thu hút các nhà đầu tư, xúc tiến các hoạt động mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành chè tỉnh ta và cả nước.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất