| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai 2021-2025 có tầm quan trọng đặc biệt

Thứ Năm 31/12/2020 , 10:59 (GMT+7)

Lào Cai lần đầu tiên có đề án thành phần “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” để phát huy kết quả đạt được trong 10 năm qua.

Cán bộ, nhân dân làm đường giao thông nông thôn tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Cán bộ, nhân dân làm đường giao thông nông thôn tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Ông Bùi Công Khanh – Phó chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Lào Cai cho biết, chương trình xây dựng nông thôn mới đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần đựơc nâng cao, môi trường được cải thiện, an ninh trật tự khu vực nông thôn được đảm bảo, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn; kết cấu hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Giao thông nông thôn của tỉnh Lào Cai được đẩy mạnh, tạo thành phong trào lan tỏa đến mọi xóm làng, người dân. Đến nay 100% số xã có đường đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.

Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được chú trọng hướng vào phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản của địa phương; từng bước hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất;

Công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm được tỉnh và nhiều địa phương chú trọng, tạo nên thương hiệu và giá trị cao cho các sản phẩm.

Qua đó, đã từng bước tạo sự chuyển biến trong tư duy và cách thức tổ chức sản xuất của người dân khu vực nông thôn; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng cao. Đời sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo... dân chủ ở cơ sở được phát huy.

Người dân xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi cá theo quy trình khép kín. Ảnh: K.T

Người dân xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi cá theo quy trình khép kín. Ảnh: K.T

Cũng theo ông Khanh, để tiếp phát huy hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đã chủ động xây dựng Đề án thành phần “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025”. Đề án này có tầm quan trọng đặc biệt góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới.

Theo đó, Lào Cai hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại;

Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;

Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Lào Cai cơ bản trở thành tỉnh phát triển của khu vực miền núi phía Bắc trong những năm tới.

Với mục tiêu trên, giai đoạn này cần triển khai hiệu quả một số nội dung trọng tâm, trong đó, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng từng bước hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Phát huy và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững; từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, phát triển mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP, nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đế giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Tập trung triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức tốt việc thu gom xử lý rác thải, nước sinh hoạt và chăn nuôi, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất, nước. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp….

Xây dựng nông thôn mới luôn phải gắn với phát triển đô thị văn minh cả về không gian kinh tế, sản xuất, thị trường, văn hóa, kết nối du lịch, dịch vụ, thương mại, đảm bảo đồng bộ và kết nối nông thôn - đô thị…

    Tags:
Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.