| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới phải do người dân tự làm chủ sản xuất

Thứ Ba 08/06/2021 , 13:12 (GMT+7)

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ thực sự hiệu quả khi tự thân người nông dân làm chủ sản xuất, vững vàng bằng chính khối óc và đôi tay của mình.

Đây là quan điểm xuyên suốt của tỉnh Quảng Ninh trong xây dựng NTM. Địa phương này đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người nông dân. Sẵn sàng huy động nhiều nguồn lực từ Trung ương, địa phương để ưu tiên cho phát triển sản xuất.

Xây dựng NTM cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định rõ ràng là không có điểm dừng. Do đó, Quảng Ninh đặt ra mục tiêu xây dựng nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có.

Hiện, Quảng Ninh đang tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm OCOP theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao; coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi; sản xuất đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm.

Sản xuất sản phẩm OCOP trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), sản phẩm có thương hiệu, giá trị và giá thành tương đối cao trên thị trường. Ảnh: Anh Thắng.

Sản xuất sản phẩm OCOP trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), sản phẩm có thương hiệu, giá trị và giá thành tương đối cao trên thị trường. Ảnh: Anh Thắng.

Bên cạnh đó, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn, nông nghiệp; phát triển các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, HTX nông nghiệp và các tổ hợp tác.

Quảng Ninh cũng đang tập trung bố trí nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là về thủy lợi, giao thông, thương mại nông thôn, các thiết chế văn hóa cần thiết. Lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế khác trên địa bàn. 

Đồng thời, dành sự quan tâm đặc biệt tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Địa phương này đã xây dựng đề án Phát triển bền vững KT-XH gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, đặt kỳ vọng đến hết năm 2025 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn trên địa bàn đạt trên 100 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh thăm hỏi động viên đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu trong ngày khánh thành công trình giao thông kết nối các thôn bản với trung tâm huyện. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh thăm hỏi động viên đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu trong ngày khánh thành công trình giao thông kết nối các thôn bản với trung tâm huyện. Ảnh: Anh Thắng.

Ba Chẽ (Quảng Ninh) là địa phương điển hình trong công cuộc xây dựng NTM, bứt phá mạnh mẽ và thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn các xã đặc biệt khó khăn. Đến nay, các tuyến đường giao thông được bê tông hóa; trường học, trạm y tế, chợ… được đầu tư khang trang; ý thức vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo của người dân chuyển biến tích cực.

Hết năm 2019, toàn huyện Ba Chẽ có 6/6 xã, 49/49 thôn đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, về đích trước 1 năm so với lộ trình. Đến nay, huyện có 7/7 xã đạt chuẩn NTM.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.