| Hotline: 0983.970.780

Xi măng Xuân Thành khai thác đá sét trước khi được cấp phép?

Thứ Năm 19/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Cuối tháng 3/2019, Công ty CP Xi măng Xuân Thành (Hà Nam) được Bộ TN-MT cấp giấy phép khai thác đá sét với diện tích khai thác 74,5ha.

Không khí, môi trường xung quanh khu vực khai thác đất sét của Công ty Xuân Thành luôn trong tình trạng ô nhiễm. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Không khí, môi trường xung quanh khu vực khai thác đất sét của Công ty Xuân Thành luôn trong tình trạng ô nhiễm. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Tuy nhiên, theo người dân sở tại, ngay từ năm 2014, sau khi được địa phương bàn giao đất, doanh nghiệp này đã tự ý khai thác khi chưa được cấp phép. Thực hư chuyện này ra sao?

Thường xuyên gây ô nhiễm

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực khai thác đá sét của Công ty Xuân Thành chia làm 3 khu vực, với trữ lượng khai thác là 30,8 triệu tấn đá sét. Thời gian được phép khai thác là 27 năm. Trong đó, doanh nghiệp có 1 năm để tiến hành xây dựng cơ bản.

Cũng theo giấy phép, Công ty Xuân Thành phải tiến hành khai thác theo đúng toạ độ, diện tích, mức sâu ở các khu vực như: Khu I và khu III là -15m, khu II là -5m.

Địa bàn khai thác được cấp phép thuộc mỏ sét Khe Non 2 thuộc các xã Thanh Hương, Liêm Sơn, Thanh Lưu, nay là thị trấn Tân Thanh (huyện Thanh Liêm).

Bộ TN-MT cũng yêu cầu Công ty Xuân Thành phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định trước khi tiến hành khai thác. Đồng thời báo cáo Sở TN-MT Hà Nam để kiểm tra thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác, cắm mốc giới khu vực được phép khai thác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, phục hồi môi trường của dự án khi khai thác xong…

Ngoài ra, trước khi tiến hành khai thác, Công ty Xuân Thành phải đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác, thông báo về giám đốc điều hành mỏ, kế hoạch khai thác.

Như vậy, có nghĩa là, nhanh nhất, phải từ giữa năm 2020, doanh nghiệp này mới có thể bắt đầu khai thác đá sét trên khu vực đã được Bộ TN-MT cấp phép.

Người dân cho rằng, doanh nghiệp khai thác đá sét trước khi được cấp phép tới 5 năm. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Người dân cho rằng, doanh nghiệp khai thác đá sét trước khi được cấp phép tới 5 năm. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Tuy nhiên, nhiều hộ dân sống quanh khu vực mỏ đá khẳng định, Công ty Xuân Thành đã tiến hành đào xới, vét quặng ngày từ năm 2014.

Cụ thể, năm 2013, chính quyền tiến hành thu hồi đất khu vực Khe Non để bàn giao cho Công ty Xuân Thành. Và năm 2014, doanh nghiệp này bắt đầu tiến hành đưa máy móc vào khai thác đá sét tại khu vực Khe Non 2.

Đồng thời, những xe chở quặng của doanh nghiệp này cũng bị người dân tố thường xuyên vương vãi đất, ô nhiễm môi trường, phá hỏng đường dân sinh.

“Chúng tôi thường xuyên ý kiến với doanh nghiệp làm sao để con đường bớt bụi bặm. Sau đó họ cũng cho xe đi tưới đường, nhưng xe tải chở quặng chạy nhiều quá, đâu lại vào đó”, một người dân bức xúc.

Tận thu chứ không khai thác?

Để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã liên hệ làm việc với đại diện Công ty Xuân Thành tại Hà Nam. Ông Phạm Trung Thành, Trưởng phòng Tổ chức hành chính công ty cho biết, thông tin người dân cho rằng doanh nghiệp khai thác đá sét trước khi cấp phép là không đúng.

Theo ông Thành, từ tháng 9/2014,  doanh nghiệp được Bộ TN-MT cấp phép thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng khu vực thuộc các xã Thanh Hương, Liên Sơn, Thanh Lưu (nay là thị trấn Tân Thanh).

Trụ sở Công ty Xuân Thành tại Hà Nam. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Trụ sở Công ty Xuân Thành tại Hà Nam. Ảnh: Thu Quỳnh. 

Để tiến hành thăm dò, Công ty Xuân Thành đã tiến hành xây dựng một tuyến đường dưới chân mỏ. Trong quá trình khảo sát, xây dựng, doanh nghiệp này dự định tận thu khoảng 250 nghìn tấn đá sét.

Theo tìm hiểu, tới hết năm 2019, Công ty Xuân Thành đã tận thu được khoảng 210 tấn. Toàn bộ khối lượng đá sét này, doanh nghiệp đã quay vòng cho dây chuyền sản xuất xi măng, không bán ra bên ngoài. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước cho khối lượng quặng tận thu là trên 2,3 tỷ đồng.

“Việc chúng tôi lấy quặng đá sét từ mỏ Khe Non là có, nhưng đây chỉ là hoạt động tận thu. Có thể người dân không biết, nghĩ là chúng tôi khai thác không phép nên phản ánh chưa đúng”, ông Thành nói.

Trả lời về việc xây dựng tuyến đường tại mỏ trước cả khi được cấp phép xây dựng cơ bản, ông Thành cho biết, doanh nghiệp đã xin phép cơ quan chức năng, trong đó có Sở GT- VT tỉnh Hà Nam. Ông Thành hẹn sẽ cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan, tuy nhiên sau nhiều ngày vẫn bặt vô âm tín!

Về vấn nạn ô nhiễm môi trường, ông Thành khẳng định, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng xe bồn tưới nước giảm thiểu bụi. Dù vậy do lưu lượng xe lớn, cộng với đặc thù việc chở quặng nên không tránh khỏi ô nhiễm.

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm

HẢI DƯƠNG - Đường 194B qua địa bàn 3 xã: Đức Chính, Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ khi được làm mới, trở thành nỗi 'ám ảnh' với người dân.

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất