| Hotline: 0983.970.780

Xin giữ đất nông, lâm trường

Thứ Hai 17/12/2012 , 10:21 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT - cơ quan thường trực BCĐ Tổng kết Nghị quyết 28-NQ/TW về sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh đã tổ chức hội thảo về quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường (nay là các cty nông, lâm nghiệp) nhằm rà soát đánh giá về thực trạng, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất.

Ngày 13/12, Bộ NN-PTNT - cơ quan thường trực BCĐ Tổng kết Nghị quyết 28-NQ/TW về sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh đã tổ chức hội thảo về quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường (nay là các cty nông, lâm nghiệp) nhằm rà soát đánh giá về thực trạng, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất.

Đất bỏ hoang, đất lấn chiếm giảm mạnh

Theo báo cáo của BQL Đổi mới DN (Bộ NN-PTNT), thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị (NQ 28) và các nghị định của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, đến nay, hiệu quả hoạt động SX-KD và tình hình quản lí và sử dụng đất nông, lâm trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Về nông trường quốc doanh (NTQD), trong số 187 NTQD, đến nay đã thực hiện giải thể 23 nông trường. Số còn lại, phần lớn đã thực hiện chuyển thành các Cty TNHH một thành viên và các Cty cổ phần. Trước khi thực hiện sắp xếp lại các NTQD, diện tích đất để hoang, không sử dụng lên tới trên 13.000 ha, đến nay, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống chỉ còn trên 8.500 ha. Diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm tại các NTQD từ trên 20.000 ha, đã giảm xuống còn hơn 15.200 ha.

Về lâm trường quốc doanh (LTQD), sau khi thực hiện sắp xếp lại, số lượng LTQD đã giảm từ 256 xuống chỉ còn 148, giảm 42% so với trước khi sắp xếp, trong đó đã thực hiện giải thể 14 LTQD hoạt động yếu kém, còn lại đa số chuyển thành các Cty TNHH một thành viên, các BQL rừng và Cty cổ phần...


Nhiều Cty nông, lâm nghiệp cho rằng, không nên giao đất nông, lâm trường về cho địa phương

Sau khi thực hiện sắp xếp lại các LTQD, tổng diện tích đất do các LTQD quản lí đã giảm mạnh, đến nay chỉ còn hơn 2 triệu ha, giảm trên 50% so với trước khi sắp xếp. Trong đó, có hơn 565 nghìn ha đất rừng đã được giao trả về cho các địa phương quản lí, góp phần rất lớn cho việc giải quyết nhu cầu đất cho người dân ở các địa phương đang thiếu đất SX.

 Trước khi thực hiện sắp xếp, diện tích đất do các LTQD tự tổ chức SX chiếm hơn 80%, đến nay đã nâng lên trên 90%; diện tích đất cho thuê, cho mượn giảm hơn 3.000 ha; diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm giảm gần 4.000 ha so với trước khi sắp xếp. Điều này cho thấy việc sắp xếp, rà soát lại đất các LTQD đã tạo được chuyển biến lớn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Theo tổng hợp của Bộ TN-MT, tổng diện tích đất mà các nông, lâm trường quốc doanh đã trả về cho địa phương quản lí tính đến hết năm 2011 là 735.700 ha. Đến nay, diện tích đất do các nông, lâm trường (gồm cả các Cty nông, lâm nghiệp đã chuyển đổi theo NQ 28) chỉ còn hơn 6,8 triệu ha, trong đó, đất do các nông, lâm trường tự tổ chức SX (gồm cả đất giao khoán) là hơn 6,6 triệu ha. Hiện tại, vẫn còn khoảng trên 8.600 ha đất bị xâm canh, và dự kiến sẽ tiếp tục trả về cho các địa phương quản lí trên 140 nghìn ha.

Cả nước hiện cũng đã thực hiện cấp được gần 3.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường, BQL rừng (nay gồm cả các Cty), với tổng cộng diện tích trên 2 triệu ha, chiếm gần 30% tổng diện tích đất đã cấp cho các nông, lâm trường.

Xin giữ đất

Tại hội thảo, trong số gần 20 ý kiến của lãnh đạo các Cty nông, lâm nghiệp đại diện cho các nông, lâm trường đã chuyển đổi sắp xếp lại theo NQ 28 của Bộ Chính trị hầu hết đều khẳng định, việc rà soát, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh sang các Cty TNHH theo tinh thần của NQ 28 trong thời gian qua là hướng đi đúng đắn, có tác dụng rõ rệt trong việc vực dậy tình hình SX-KD của các nông, lâm trường.

Đa số các nông, lâm trường sau khi chuyển đổi sắp xếp lại đến nay làm ăn đều có lãi, nhiều đơn vị đạt hàng chục tỉ đồng lợi nhuận mỗi năm. Chủ trương cho thuê đất, giao khoán và rà soát lại tình hình sử dụng đất tại các nông, lâm trường đã được các Cty nông, lâm nghiệp nhất trí tán thành. Bên cạnh đó, việc giao lại đất cho địa phương quản lí và tình hình tranh chấp, lấn chiếm đất nông, lâm trường vẫn đang là vấn đề khiến lãnh đạo các Cty nông, lâm nghiệp hết sức lo ngại.

Theo ông Ngô Như Khoa, Phó GĐ Cty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại (Quảng Bình), thực hiện NQ 28, từ năm 2006, Cty đã tiến hành rà soát và trả lại cho địa phương hơn 100 ha đất - chiếm 50% tổng diện tích trước đây. Hầu hết các diện tích đất trả về địa phương đều là đất đẹp, tuy nhiên từ đó đến nay, trong khi người dân và cả Cty đang rất cần đất để trồng rừng tràm nhưng không có đất thì hầu hết các diện tích đất mà Cty đã giao về cho địa phương quản lí đến nay vẫn không sử dụng, gây lãng phí rất lớn.

"Từ chỗ quản lí 26 nghìn ha đất rừng, đến nay Cty chỉ còn quản lí 3.100 ha, thế nhưng hiện nay cứ liên tục bị các dự án của tỉnh lấy đất. Nào là lấy đất xây nghĩa trang, dự án di cư cho đồng bào dân tộc nghèo, nào là dự án di dân tái định cư cho thủy điện... Dự án vào thì quy hoạch lại thay đổi xoành xoạch, thế nên tới nay chúng tôi vẫn chưa làm được thủ tục cấp sổ đỏ. Mà không có sổ đỏ thì không vay được tiền ngân hàng". Ông Nguyễn Văn Thành – GĐ Cty Lâm nghiệp Hàm Yên (Tuyên Quang)

Không những thế, rất nhiều dự án của tỉnh Quảng Bình còn lấy phần đất còn lại của Cty một cách vô tội vạ, thậm chí huyện cấp đất rồi, tỉnh còn cấp đất chồng chéo lên nhau. "Các nông, lâm trường sau khi rà soát đất, thì nên bàn giao lại cho các Cty giao khoán cho dân SX nhằm giữ đất nông nghiệp, chứ không nên giao về cho địa phương. Bởi giao về địa phương rồi, địa phương cấp đất, cấp dự án cho dân, dân lại chuyển nhượng sang đất phi nông nghiệp, như thế không giữ được đất nông nghiệp nữa" - ông Khoa nêu ý kiến.

Cùng ý kiến với ông Khoa, ông Đỗ Viết Liêm, GĐ Cty Cao su Thanh Hóa khẳng định: Kể từ khi tiếp nhận và sáp nhập 3 NTQD của tỉnh Thanh Hóa về Cty Cao su Thanh Hóa (thuộc Tập đoàn CN Cao su Việt Nam) theo NQ 28, Cty liên tục làm ăn có lãi, hiện đang rất cần đất mở rộng vùng nguyên liệu. Thế nhưng trong tổng số hơn 9.600 ha đất của các nông trường trước đây, hiện đã có hơn 2.000 ha bị địa lấn chiếm. Thậm chí dân làm nhà, xây công trình ngay trên đất nông trường.

Trong khi đó, chính quyền lại luôn đứng về phía người dân trong tranh chấp nên Cty bất lực. Nhiều diện tích trả về cho địa phương, địa phương không giao khoán làm nông nghiệp, mà giao cho dân để dân xây nhà, xây công trình... Trong khi đó đất Cty thì liên tục bị lấy cho các dự án.

"Nhiều dự án xây dựng NTM cũng lợi dụng để lấy đất nông trường. Xây dựng Cty làm ăn hiệu quả là xây dựng NTM chứ đi đâu xa! Tôi rất phản đối việc giao lại đất cho địa phương. Phải củng cố và vực dậy hoạt động của nông, lâm trường và các Cty nông, lâm nghiệp bằng các giải pháp cho hiệu quả, chứ đừng phá, đừng có chuyện bóc tách, giao đất giao điếc gì cho địa phương cả" - ông Liêm gay gắt.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm