| Hotline: 0983.970.780

Xôn xao án phạt tù 2 năm đối với món 'gà trong đất'

Thứ Ba 11/08/2020 , 15:55 (GMT+7)

Nhà chức trách Thái Lan cảnh báo, sẽ truy tố bất kỳ ai làm món “gà trong đất” hay còn gọi là "kai loom",  sau khi món ăn này được lan truyền trên mạng.

Hình ảnh con gà tội nghiệp bị chôn sống suốt 2 tuần lễ, trước khi bị lên đĩa. Ảnh: The Nation

Hình ảnh con gà tội nghiệp bị chôn sống suốt 2 tuần lễ, trước khi bị lên đĩa. Ảnh: The Nation

Theo đó ngày 11/8/2020,  điều luật này đã chính thức có hiệu lực sau khi Tổ chức bảo vệ quyền động vật Thái Lan (WDT) lên tiếng về việc ngược đãi động vật.

Trước đó, một tài khoản kênh YouTube có tên “Mom Tanad Dak” đã cho đăng tải một video-clip ghi lại quá trình làm món đặc sản "gà trong đất" và nhanh chóng gây sốt cộng đồng mạng bởi “công thức nấu ăn khác thường”.

Video-clip trình diễn món "gà trong đất"  cho thấy hình ảnh một con gà bị chôn sống trong hai tuần lễ, chỉ để lại phần đầu trên mặt đất và sau đó, con gà tội nghiệp này chỉ được cho uống nước cốt dừa trước khi nó được quật lên, lộ ra thân hình trụi lông sau thử thách.

Con gà này sau đó bị chủ tài khoản giết thịt đem đi nướng vỉ và được người dẫn chương trình huyên thuyên, ca ngợi về độ thơm ngon của món gà không lông, được nuôi bằng nước cốt dừa béo ngậy…

Ngay sau khi đăng tải, video-clip này đã bị cư dân mạng phản ứng dữ dội với thái độ ghê tởm thể hiện qua các bình luận ngay bên dưới clip của “đầu bếp” và sau đó phát tán rộng rãi khắp các mạng xã hội. Chủ kênh YouTube này cuối cùng đã phải xóa bỏ video-clip và đưa ra lời xin lỗi vì “công thức chế biến món gà trong đất tàn nhẫn” của mình.

Tuy nhiên, WDT cho biết họ đã yêu cầu Sở Cảnh sát Ladprao (nơi chủ tài khoản tổ chức thực hiện việc hành xác động vật) truy tố những người liên quan đến đoạn video-clip.

Đại diện WDT tuyên bố, việc đăng tải video-clip này là một trường hợp ngược đãi động vật rõ ràng, và việc tra tấn gia cầm theo cách này trước khi ăn thịt chúng là bất hợp pháp theo Luật Chăn nuôi đã quy định đối với các lò giết mổ.

Theo đó, điều luật Phòng chống sự tàn ác và Phúc lợi của động vật, mã BE 2557 (2014), đã quy định rõ việc hành hạ động vật có thể bị phạt đến hai năm tù giam và kèm theo khoản tiền phạt 40.000 bạt.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm