| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu cá ngừ ấn tượng từ những thị trường mới nổi

Thứ Tư 22/11/2017 , 10:10 (GMT+7)

XK cá ngừ sang hầu hết các nước EU đều tăng trưởng, trong đó, tăng mạnh nhất là Hà Lan với mức tăng 67,2% và Đức 38,3%...

14-55-43_thi_truong_c_ngu_-_nh_1
Thu hoạch cá ngừ. Ảnh: Kim Sơ-MT

9 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sự tăng trưởng ở những thị trường truyền thống, việc đẩy mạnh XK sang những thị trường mới nổi, đầy tiềm năng khác, như Trung Đông, Mexico… đã góp phần quan trọng cho thành công của XK cá ngừ Việt Nam năm 2017.

Theo VASEP, trong 9 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ đạt giá trị 429,7 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá ngừ tăng trưởng tốt, trước hết là nhờ vào 2 thị trường chủ lực Mỹ và EU.

Ở thị trường số 1 là Mỹ, giá trị XK cá ngừ trong 9 tháng là 168,7 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra bị giảm giá trị XK sang Mỹ, thì sự tăng trưởng như trên của cá ngừ góp phần giúp cho giá trị XK thủy sản nói chung sang Mỹ chỉ giảm nhẹ 1,7%, và Mỹ vẫn là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam. Cá ngừ vằn chế biến và cá ngừ đóng hộp là 2 sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cá ngừ NK của Mỹ. Hiện nay giá những sản phẩm này của Việt Nam XK sang Mỹ tương đương với giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Philippines và gần với mức giá cá ngừ NK bình quân vào Mỹ (4,5-5 USD/kg) nên có khả năng cạnh tranh tốt.

XK cá ngừ sang hầu hết các nước EU đều tăng trưởng, trong đó, tăng mạnh nhất là Hà Lan với mức tăng 67,2% và Đức 38,3%. Thăn/philê cá ngừ đông lạnh là sản phẩm XK chủ lực của cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU (chiếm hơn 40% tổng giá trị XK sang thị trường này), tiếp đến là cá ngừ đóng hộp chiếm 32%… XK cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt Nam sang EU cũng đang được đẩy mạnh. Việt Nam hiện là nguồn cung cấp cá ngừ đứng hàng thứ 9 cho EU.

Bên cạnh đó, XK cá ngừ sang nhiều thị trường khác cũng tăng trưởng rất ấn tượng, nhất là tại các thị trường mới nổi như Trung Đông, Mexico... Trong đó, đáng chú ý nhất là việc các DN cá ngừ chuyển hướng mạnh sang thị trường Trung Đông. Đây là một khu vực có tiềm năng lớn đối với cá ngừ XK, do ngành khai thác thủy sản ở đây còn nhỏ lẻ, nên nhu cầu cá ngừ phụ thuộc nhiều vào NK. Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), trong năm 2015, các nước Trung Đông chi ra hơn 753 triệu USD để NK cá ngừ. 3 nước NK lớn nhất là Ai Cập với 172 triệu USD, Ảrập Xêut 138 triệu USD và Israel 70 triệu USD.

Các DN Việt Nam chuyển hướng XK cá ngừ sang Trung Đông, trước hết là vì nhu cầu NK cá ngừ đóng hộp của khu vực này đang tăng lên trong khi nhu cầu ở Mỹ, EU có dấu hiệu chững lại. Mặt khác, thuế NK cá ngừ đóng hộp ở phần lớn các nước Trung Đông chỉ là 5% (có nước thấp hơn như Libya 0%, Israel 4%), thấp hơn nhiều so với thuế NK cá ngừ đóng hộp vào Mỹ và EU. Còn với sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh, đang được miễn thuế NK. Do đó, trong năm 2017, Trung Đông đã trở thành điểm đến hấp dẫn của cá ngừ Việt Nam.

Theo một chuyên gia ngành hàng cá ngừ, năm nay, XK cá ngừ sang EU tăng trưởng khá tốt. EU đang chiếm khoảng 23% tổng gia trị XK cá ngừ của Việt Nam. Tuy nhiên, do hải sản Việt Nam bị EU giơ thẻ vàng về IUU, XK cá ngừ sang khu vực này có thể tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm. Hiện tại, EU đã tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá ngừ có nguồn gốc từ Việt Nam.

Israel hiện là thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam tại Trung Đông, và là thị trường đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và EU. 9 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ sang Israel đạt 34,9 triệu USD, tăng tới 109,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đang chiếm lĩnh phân khúc cá ngừ đông lạnh NK của Israel và gần như không có đối thủ ở sản phẩm này. Ở mặt hàng cá ngừ đóng hộp, Việt Nam là nhà cung cấp thứ 2 sau Thái Lan. Tính chung về thị trường cá ngừ Israel, Việt Nam cùng Thái Lan và Philippines đang là 3 nhà cung cấp lớn nhất.

Ai Cập là nước NK cá ngừ lớn nhất tại Trung Đông, nhưng thị phần của cá ngừ Việt Nam hãy còn rất khiêm tốn, trung bình từ 0,1-1,8% trong 10 năm qua (Thái Lan 87-95%, Indonesia 1-5%). Việt Nam đang có vị thế là nguồn cung cấp cá ngừ lớn thứ 3 (sau Thái Lan và Indonesia) cho thị trường này. Hiện XK cá ngừ của Thái Lan và Indonesia sang Ai Cập đang có xu hướng giảm, trong khi XK của Việt Nam lại tăng lên. Nguyên nhân là do các nhà NK Ai Cập đang tìm kiếm những nguồn cung cấp cá ngừ vằn với giá rẻ hơn, khi mà giá sản phẩm này tăng cao trên thị trường thế giới. Vì vậy, Ai Cập cũng đang là một thị trường rất hứa hẹn của cá ngừ Việt Nam ở Trung Đông.

Theo dự báo của VASEP, từ nay tới cuối năm, giá trị XK cá ngừ sang khu vực Trung Đông tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, giá trị XK sang 3 thị trường lớn nhất là Israel, Ai Cập và Ảrập Xêut sẽ tăng mạnh so với năm 2016.

14-55-43_thi_truong_c_ngu_-_nh_2
Thu hoạch cá ngừ. Ảnh: Kim Sơ-MT

Ở các thị trường Mexico, Canada và Nhật Bản, XK cá ngừ của Việt Nam cũng tăng trưởng tốt, với mức tăng lần lượt là 69,6%, 32% và 23%. Trong đó, nổi bật nhất là thị trường Mexico. Bởi với sự tăng trưởng như trên, Mexico đang cùng Israel là 2 thị trường có đà tăng trưởng ấn tượng nhất của cá ngừ Việt Nam trong năm nay. Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 trong số những nguồn cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Mexico (sau Mỹ, Trung Quốc và Venezuela). Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2017, giá trị XK cá ngừ sang thị trường Mexico tiếp tục tăng từ 30–50% mỗi tháng so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, qua 2 năm áp dụng công nghệ, ngư cụ của Nhật Bản để khai thác, tiêu thụ nội địa và XK, chất lượng cá ngừ đã được cải thiện đáng kể.

Cụ thể: Trước khi triển khai dự án, tỷ lệ cá ngừ khai thác đạt loại A là 0%, năm 2016 là đạt 2,9%, đến năm 2017 tăng lên 3,3%; cá ngừ loại B năm 2016 là 83,2%, đến năm 2017 tăng 87,7% (bình quân các tàu ngoài dự án là 75%). Sản phẩm cá ngừ tươi của Bình Định (loại A) đã được chấp nhận tại chợ đấu giá Osaka (Nhật Bản) với mức giá khá cao (bình quân 1.241 yên/kg). (ST)

Đến nay, mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tổ chức XK cá ngừ tươi qua Nhật Bản ở Bình Định, được thành lập từ tháng 10/2015, với sự tham gia của ngư dân 25 tàu dự án, 1 DN Việt Nam và 4 DN Nhật Bản, đã dần đi vào ổn định. Hầu hết ngư dân đội tàu dự án đã nắm được các nguyên lý kỹ thuật cơ bản của “hệ thống gây sốc cá ngừ” và đánh giá cao thiết bị, công nghệ này. Ngư dân ngoài dự án cũng đã học tập, từng bước áp dụng thiết bị và công nghệ Nhật Bản. Hiện đã có trên 200 tàu nghề cá ngừ ở Bình Định áp dụng.

Thông qua Dự án, cán bộ kỹ thuật của Sở NNN-PTNT Bình Định và DN có cơ hội tiếp cận công nghệ, thiết bị tiến tiến của Nhật Bản, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Ngư dân Bình Định dần có ý thức cải tiến kỹ thuật để tăng chất lượng sản phẩm. 

Sản lượng cá ngừ 3 tỉnh Miền Trung tăng 9,1%

Theo Bộ NN-PTNT, trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở ba tỉnh miền trung ước đạt 15.320 tấn, tăng 9,1 % so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Bình Định ước đạt 8.708 tấn (tăng 19,8%), Phú Yên là 3.710 tấn (xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái), Khánh Hòa đạt 2.902 tấn (giảm 4,2%).

 

Xem thêm
Làng bánh lá răng bừa nức tiếng xứ Thanh

Toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa, sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ -TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.