| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu chè tăng cả lượng và chất trong 6 tháng đầu năm

Thứ Sáu 23/07/2021 , 08:28 (GMT+7)

Nửa đầu năm 2021, chè Việt Nam tăng 4,4% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 4,1% giá xuất khẩu bình quân so với cùng kỳ năm 2020.

Công nhân thu hái chè tại HTX chè Sử Anh, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Bảo Thắng.

Công nhân thu hái chè tại HTX chè Sử Anh, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Bảo Thắng.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè đạt 58.100 tấn, trị giá 94,9 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chè xuất khẩu bình quân trong nửa đầu năm 2021 là 1.632,9 USD/tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ba thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, là Pakistan, Đài Loan và Nga. Lượng xuất khẩu tới 3 nước này chiếm 55,4% tổng lượng chè xuất khẩu.

Về tốc độ tăng trưởng, lượng và trị giá xuất khẩu tới Pakistan và Đài Loan tăng khá. Tăng mạnh nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc, Iraq và Ấn Độ. Trong đó, lượng và trị giá xuất khẩu tới thị trường Ấn Độ được đánh giá là tăng trưởng nóng.

Tính riêng trong tháng 6/2021, theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 11.100 tấn, trị giá 19,6 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với tháng 6/2020. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2021, đạt 1.761,1 USD/tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2020.

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đánh giá, dư địa để chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga còn nhiều. Năm 2020, Nga giảm 7,9% lượng chè nhập khẩu, nhưng sang 4 tháng đầu năm 2021, nước này tăng 4,8% về lượng. Giá nhập khẩu chè bình quân của Nga trong khoảng thời gian này là 2.907,1 USD/tấn.

Nga tăng mạnh nhập khẩu chè từ nhiều thị trường chính trong 4 tháng đầu năm 2021, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Nhập khẩu chè từ Việt Nam đạt 4.000 tấn, trị giá 6,7 triệu USD, giảm 18,9% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chè nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 1.684,4 USD/tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 10,6%, giảm 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên do, theo ITC, nằm ở chỗ Việt Nam xuất khẩu chè vào thị trường Nga chủ yếu là sơ chế ở dạng thô, có chất lượng không cao, giá trị thấp.

Về chủng loại, Nga nhập khẩu nhiều nhất là chè đen. Trong 4 tháng đầu năm 2021, nước này nhập khẩu 47.900 tấn, trị giá 137,5 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và tăng 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nga hiện là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 3 thế giới về trị giá trong năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu chè của Nga chiếm 6,2% tổng trị giá nhập khẩu chè trên toàn cầu. ITC cho rằng, Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga, cần đầu tư mạnh vào dây chuyền sản xuất, đưa các sản phẩm chè sơ chế vào chế biến. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng xây dựng thương hiệu, góp phần tăng giá trị thặng dư.

    Tags:
Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.