| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục

Thứ Ba 01/12/2020 , 06:29 (GMT+7)

Sự hỗ trợ chủ động, kịp thời của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, tinh thần quyết tâm của doanh nghiệp, doanh nhân giúp ngành Lâm nghiệp xuất siêu kỷ lục trong đại dịch Covid-19.

Vượt qua đại dịch Covid-19, Ngành Lâm nghiệp đạt được con số xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục. Ảnh: Vnforest.

Vượt qua đại dịch Covid-19, Ngành Lâm nghiệp đạt được con số xuất khẩu và xuất siêu kỷ lục. Ảnh: Vnforest.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, tháng 11/2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đạt trên 1 tỷ USD, đây là tháng thứ 5 liên tiếp ngành lâm nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi tháng, con số chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Lũy kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam ước đạt 11,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 1,6 tỷ USD, đạt tỷ lệ tăng trưởng 15%. Với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao trước khi xảy ra Covid-19 là 12,5 tỷ USD, năm 2020 ngành Lâm nghiệp nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu được giao với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 13 tỷ USD, xuất siêu khoảng 10 tỷ USD.

Theo ông Hà Công Tuấn, ngành lâm nghiệp có được thành công này đến từ sự quyết tâm và có cả yếu tố may mắn. May mắn nhất là các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ xuất khẩu tại Việt Nam không có công nhân, người lao động nào bị nhiễm Covid-19 nhờ tuân thủ tốt quy trình phòng, chống dịch được khuyến cáo.

Tiếp đến là những chính sách kịp thời của Nhà nước về tín dụng, miễn thuế, giãn nợ, giãn thuế và xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, điển hình nhất là Hiệp định thương mại tự do FTA và Hiệp định VPA/FLEGT với Liên minh châu Âu (EU) đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ đã giúp ngành lâm nghiệp kịp thời tận dụng thời cơ để vượt qua giai đoạn khó khăn chưa từng có trong lịch sử.

Nhưng theo ông Hà Công Tuấn, không ai khác chính đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân mới là thành tố chính mang lại thành công lớn nhất cho ngành lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của năm 2020.

Đội ngũ đông đảo hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản Việt Nam với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khi rất nhiều chủ doanh nghiệp đã thế chấp toàn bộ tài sản, nhà ở cá nhân để lấy nguồn vốn duy trì sản xuất, giữ công ăn việc làm cho người lao động.

Nhờ đó, khi thị trường gỗ thế giới có biến động, đặc biệt từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ngành lâm nghiệp đã kịp thời tận dụng thành công đưa kim ngạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2020 tăng đều đặn trên 1 tỷ USD/tháng, qua đó tạo ra con số xuất siêu kỷ lục dự kiến đạt khoảng 10 tỷ USD trong năm 2020.

Sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, sự quyết tâm, chủ động của doanh nghiệp, doanh nhân đã giúp ngành lâm nghiệp dự kiến xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt 13 tỷ USD. Ảnh: Vnforest.

Sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, sự quyết tâm, chủ động của doanh nghiệp, doanh nhân đã giúp ngành lâm nghiệp dự kiến xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 đạt 13 tỷ USD. Ảnh: Vnforest.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thời gian khó khăn vừa qua, đặc biệt khi vừa phải đối diện với đại dịch Covid-19 vừa phải chuẩn bị đối phó với những hệ lụy phát sinh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ không ngồi chờ khách hàng tìm đến, mà tự thân đi tìm thị trường. Nhờ đó, chuỗi cung ứng đã không bị đứt gãy, thậm chí còn phát triển hơn so với những năm trước đây, đặc biệt là đối với các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí.

Nếu như trước đây mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là bàn ghế ngoài trời, đến thời điểm này, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ ở Việt Nam đã xác định sản phẩm chiến lược là tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Minh chứng là qua 11 tháng đầu năm 2020, riêng 2 mặt hàng tủ bếp và tủ nhà tắm đã đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2019.

Để nhanh chóng biến lợi thế thành thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang tiến hành thành lập chi hội tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Chi hội này sẽ tạo ra các chuỗi liên kết tạo ra mạng lưới rộng lớn kết nối doanh nghiệp từng bước hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thống kê cho thấy, các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính của Việt Nam chủ yếu là các thị trường lớn, có giá trị cao, như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc khi chiếm gần gần 90% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu gỗ và lâm sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cameroon, Thái Lan, Chile, chiếm khoảng 54% tổng giá trị gỗ và lâm sản nhập khẩu.

Theo Bộ NN-PTNT, một cơ hội mở ra rất lớn với ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới là dư địa của thị trường châu Âu (EU) khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản sang thị trường này đang còn rất thấp, năm 2019 mới chỉ đạt 864 triệu USD, chiếm khoảng 5,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường thế giới, trong khi nhu cầu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của EU mỗi năm lên đến 85 tỷ USD.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài cuối] Các nước xoay xở ra sao?

Giá thịt lợn biến động, nhiều quốc gia triển khai chiến lược điều chỉnh đàn, phát triển vacxin - những bài học đáng tham khảo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Petrovietnam và ACV đồng hành, hợp tác vì sự phát triển bền vững

Ngày 2/4, Petrovietnam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).

39% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM vẫn ‘khát vốn’

TP.HCM Quý I/2025, có tới 39% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì và mở rộng hoạt động.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất