| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm tăng hơn 30%

Thứ Tư 16/06/2021 , 18:01 (GMT+7)

Theo Bộ NN-PTNT, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 22,58 tỷ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng mạnh

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13%; các sản phẩm chăn nuôi đạt 166 triệu USD, tăng 43,9%; thuỷ sản đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,06 tỷ USD, tăng 61,8%.

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2021. Đồ họa. Lê Bền.

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2021. Đồ họa. Lê Bền.

Nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao như: Cao su tăng 58,7% về khối lượng và 93,9% về giá trị; chè tăng 6,5% khối lượng và 10,4% giá trị; hạt điều tăng 18,3% khối lượng và 4,9% giá trị; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 15,6% khối lượng và 27,5% về giá trị…

Về thị trường xuất khẩu: Khu vực Châu Á chiếm 46,5% thị phần, Châu Mỹ 27,0%, Châu Âu 10,1%... Trong đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (24,6%), Trung Quốc (22,6%) , Nhật Bản (6,6%) và Hàn quốc (4,9%) về kim ngạch xuất khẩu.

Đối với thị trường Trung Quốc, 5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng xuất khẩu trái cây tươi đã xuất khẩu được 2,5 triệu tấn, bằng 76,2 % so với cả năm 2020.

Trong đó, mặt hàng thanh long đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 138% so với cùng kỳ và đạt 62,18% kế hoạch năm; xoài đạt trên 468 nghìn tấn, tăng 156.87% so với cùng kỳ và đạt 112.33% kế hoạch năm; dưa hấu đạt trên 290 nghìn tấn, tăng 131.80% so với cùng kỳ và đạt 127.00% kế hoạch năm.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên xuất khẩu các mặt hàng trái cây chủ lực sang thị trường trọng điểm Trung Quốc đều tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Bộ NN-PTNT). Đồ hòa: Lê Bền.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên xuất khẩu các mặt hàng trái cây chủ lực sang thị trường trọng điểm Trung Quốc đều tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Bộ NN-PTNT). Đồ hòa: Lê Bền.

 Đối với quả vải, tính đến ngày 13/6/2021, sản lượng xuất khẩu đạt trên 51 nghìn tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước và đạt 68% sản lượng xuất khẩu năm 2020.

Để đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc, đến nay, Bộ NN-PTNT đã cấp được 1.703 mã số vùng trồng với diện tích 178.697 ha và 1.776 mã số cơ sở đóng gói cho các sản phẩm này.

Đối với quả xoài, đến nay đã cấp được 280 mã số vùng trồng với diện tích 34.453 ha; đối với thanh long đã cấp được 252 mã số vùng trồng với diện tích 46.541ha. Hiện tại, Trung Quốc đang đồng ý xem xét phương án cho xuất khẩu tạm thời hai mặt hàng là khoai lang và ớt. Bộ NN-PTNT đã giao Cục BVTV phối hợp với các địa phương để hoàn tất hồ sơ kỹ thuật để gửi cho phía Trung Quốc.

Thị trường Châu Á và Châu Mỹ chiếm tỉ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Bộ NN-PTNT). Đồ họa: Lê Bền.

Thị trường Châu Á và Châu Mỹ chiếm tỉ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2021. (Nguồn: Bộ NN-PTNT). Đồ họa: Lê Bền.

Hướng mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD cả năm

Cũng theo Bộ NN-PTNT, năm 2021, ngành nông nghiệp phấn đấu tăng trưởng ở mức khoảng 3%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 3%. Kim ngạch xuất khẩu phải đạt 44 tỷ USD...

Mặc dù bị tác động lớn của dịch bệnh Covid-19, song đến nay toàn ngành vẫn đang nỗ lực phấn đấu để đạt được các mục đề ra theo nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.

Bộ NN- PTNT đã và đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan triển khai các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra như: Xây dựng kho dữ liệu ngành, lĩnh vực, khối sản xuất để đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu các chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các hiệp hội, hội ngành hàng để nắm bắt thị trường và phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp gắn với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Thực hiện rà soát, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy mô, sản lượng; nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm 2021 đạt 44 tỷ USD. Đây sẽ là thử thách không nhỏ cho toàn ngành trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL.

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm 2021 đạt 44 tỷ USD. Đây sẽ là thử thách không nhỏ cho toàn ngành trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL.

Khuyến khích, hỗ trợ các nhà máy chế biến nông sản tăng cường việc sơ chế, chế biến các sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, trái cây ép đóng lon, thủy sản đồ hộp, chế biến, gạo, gia cầm chế biến… để chuẩn bị tốt nhất phương án hậu dịch bệnh Covid-19 cho thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính thực hiện hỗ trợ về chính sách thuế, tín dụng cho khu vực sản xuất, chế biến bảo quản và xuất khẩu nông sản; nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, nông dân...

Bộ NN-PTNT cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ nông sản; phối hợp UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm kiểm dịch, hải quan tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan xuất khẩu nông sản.

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các hiệp hội ngành hàng nông sản… thực hiện đa dạng các biện pháp phân phối, bản lẻ hàng hóa, kích cầu tiêu dùng trong nước; hỗ trợ phân phối sản phẩm trên thị trường online trực tuyến và hệ thống bản lẻ...

Lương thực, thực phẩm dồi dào

Bộ NN-PTNT cho biết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hướng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào. Đối với lương thực, đến nay ngành nông nghiệp đã thu hoạch được 16,6 triệu tấn, dự kiến hết vụ đông xuân sẽ thu hoạch được 20,6 triệu tấn (tăng 2,5 % so với năm 2020).

Đến nay, sản xuất lúa vụ đông xuân trên cả nước đã gặt hái thắng lợi lớn, toàn diện, được mùa, được giá. Ảnh: TL.

Đến nay, sản xuất lúa vụ đông xuân trên cả nước đã gặt hái thắng lợi lớn, toàn diện, được mùa, được giá. Ảnh: TL.

Ngoài ra, rau màu, hoa quả hiện nay cũng rất dồi dào. Về thực phẩm, năm nay ngành nông nghiệp dự kiến cung ứng 8,6 triệu tấn thủy sản, đến thời điểm hiện tại đã đạt được 3,3 triệu tấn (tăng 2,6% so với năm ngoái; trong đó, 1,6 triệu tấn khai thác và 1,7 triệu tấn nuôi trồng)…

Hiện nay, một số mặt hàng nông sản khác đã và sắp vào thời vụ thu hoạch chính vụ, như: Thanh long sản lượng ước đạt 1,455 triệu tấn (tăng khoảng 10% so năm 2020); xoài diện tích khoảng 112 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 995 nghìn tấn, tăng trên 10 % so năm 2020; khoai lang diện tích khoảng 110 nghìn ha, sản lượng 1.399.400 nghìn tấn (tăng khoảng 70 nghìn tấn so với năm 2020); ớt diện tích khoảng 46 nghìn ha, sản lượng khoảng 611.340 nghìn tấn…

Theo tính toán, thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, cơ bản không phải là thời gian thu hoạch cây ăn quả (thanh long, mít, xoài…), Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo người dân thực hiện rải vụ thu hoạch nên nhìn chung giá cây ăn quả bán rất tốt, hầu như không xảy ra hiện tượng thừa ế, giá thấp.

Cuối vụ thu hoạch rải vụ (giữa tháng 5 đầu tháng 6), các loại quả có chất lượng, mẫu mã hạn chế, do vậy giá bán không cao. Từ tháng 5 - 9 hàng năm là thời gian thu hoạch chính vụ của Việt Nam, cũng là thời gian thu hoạch chính của các nước khác trong khu vực, nên giá thanh long trong nước có giảm và khó tiêu thụ.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.