| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại

Chủ Nhật 04/04/2021 , 10:21 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả trong quý 1 năm nay đã có sự tăng trưởng khả quan sau một năm tăng trưởng âm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại sau 1 năm tăng trưởng âm. Ảnh: Trần Trung.

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại sau 1 năm tăng trưởng âm. Ảnh: Trần Trung.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính, trong tháng 3/2021 trị giá xuất khẩu rau quả đạt 380 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 3/2020.

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, đạt 352,83 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 62,5% tổng trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vẫn diễn ra khá sôi động trong 3 tháng đầu năm 2021. Kết quả đạt được nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nên hoạt động xuất khẩu không bị gián đoạn.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới.

    Tags:
Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.